Giáo án bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Xác định được các bước để thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Chọn được vấn đề thiết thực, có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước hiện nay, thể hiện được sự nhanh nhạy và tư duy tích cực của bản thân trước những vấn đề lớn của xã hội.

- Có hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và giải pháp được đề xuất trong bài thuyết trình.

- Trình bày được bài thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thiện bài thuyết trình.

3. Về phẩm chất

- Có hiểu biết chín chắn, sâu sắc về các vấn đề liên quan đến cơ hội, thách thức đối với đất nước phù hợp với lứa tuổi.

- Thể hiện được văn hoá tranh luận, chủ động hơn trong việc trao đổi về vấn đề được thuyết trình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Chia sẻ một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV dẫn dắt, kết nối với bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- Xác định được các bước để thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Chọn được vấn đề thiết thực, có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước hiện nay, thể hiện được sự nhanh nhạy và tư duy tích cực của bản thân trước những vấn đề lớn của xã hội.

- Có hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và giải pháp được đề xuất trong bài thuyết trình.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài thuyết trình.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi nói và chuẩn bị thảo luận.

Câu 1. Đọc các bước về quy trình thuyết trình một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước và hoàn thiện bảng sau:

- Chuẩn bị nói

- Tìm ý và sắp xếp ý

- Thực hành nói

- Trao đổi, đánh giá

Câu 2. Lựa chọn một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước và lập dàn ý cho vấn đề đó.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Bước 1: Chuẩn bị nói

- Lựa chọn đề tài:

Lựa chọn một vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với đất nước trong bối cảnh hiện nay, có thể tham khảo các thông tin trên báo, đài, ti vi, các buổi phát động phong trào của nhà trường, xin ý kiến tư vấn của người thân.

-  Tìm ý và sắp xếp ý

+ Đặt câu hỏi để tìm ý

Một số câu hỏi để tìm ý: Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề mang lại cơ hội hay đặt ra thách thức cho đất nước hoặc có tác động trên cả hai phương diện? Hai phương diện đó (cơ hội và thách thức) cần được trình bày như thế nào? Những lí lẽ, bằng chứng nào có thể dùng để chứng minh? Cần làm gì để phát huy cơ hội và vượt qua thách thức mà vấn đề đặt ra?

+ Sắp xếp những ý tìm được một cách hợp lí thành dàn ý của bài thuyết trình, gồm đủ các phần: Mở đầu, Triển khai, Kết luận.

Bước 2: Thực hành nói

- Mở đầu: Nêu vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Việc giới thiệu vấn đề có thể thực hiện bằng nhiều cách: kể một câu chuyện nhỏ, tóm lược một bản tin thời sự, đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê, đưa ra một bức tranh hoặc bức ảnh có tính chất gợi dẫn về vấn đề,...

- Triển khai:

+ Nêu khái quát bản chất của vấn đề và nhận xét chung về ý nghĩa của vấn đề đối với đất nước.

+ Phân tích cả tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề. Tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể mà các ý nói về tác động tích cực hay tiêu cực được nhấn mạnh hơn. Trên thực tế, ít có vấn đề chỉ mang lại cơ hội hoặc chỉ đặt ra thách thức: trong cơ hội có thách thức, trong thách thức có cơ hội.

+ Dùng ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ giúp người nghe nắm được một cách chính xác, chi tiết, đầy đủ về vấn đề.

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc thuyết trình về vấn đề.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

- Người nghe có thể nhận xét về sự cần thiết của vấn đề thuyết trình, độ chính xác của các thông tin; tính thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng; cách sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ của người nói. Nếu có nội dung nào chưa rõ, có thể yêu cầu người nói giải thích thêm.

- Người nói cần làm rõ một số chi tiết trong bài nói theo yêu cầu của người nghe, trao đổi lại các ý kiến đánh giá về nội dung và cách thực hiện bài thuyết trình.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học