Giáo án bài Luyện tập và vận dụng Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Luyện tập và vận dụng Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm…

2. Năng lực đặc thù

- Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- Hiểu được yêu cầu về mục tiêu, nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập trong việc tự đánh giá kết quả học tập cuối học kì II.

3. Về phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Giúp huy động tri thức nền, HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Xem lại phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ

Hoạt động 2. Luyện tập và vận dụng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: HS thực hiện ở nhà

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. ĐỌC

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh "lửa bên trong" và vấn để chính được tác giả đề cập trong văn bản.

Trả lời

Hình ảnh ẩn dụ về "lửa bên trong" được dùng để biểu hiện nhiệt huyết, đam mê và khát vọng cống hiến của con người, cũng như ý chí mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.

Vấn đề chính tập trung vào vai trò quan trọng của "lửa bên trong" đối với cuộc sống của mỗi người và sự cần thiết của việc thúc đẩy, nuôi dưỡng "lửa bên trong" này, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Khi viết bài “Lửa bên trong”, tác giả hướng tới đối tượng độc giả nào trước hết? Căn cứ cho phép khẳng định điều đó là gì?

Trả lời

- Đối tượng độc giả: thanh niên, giới trẻ

- Căn cứ vào:

+ Sử dụng đại từ "anh", "chúng ta" để xưng hô, tạo sự gần gũi, gắn kết.

+ Nêu ra những vấn đề, tâm tư, nguyện vọng của tuổi trẻ.

+ Lời văn giản dị, sôi nổi, giàu cảm xúc, dễ đi vào lòng người.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tóm tắt những luận điểm chính của văn bản. Khái niệm "cuộc đời lớn" có mối liên quan như thế nào tới cảm hứng viết và lập luận của tác gia?

Trả lời

Luận điểm chính là:

- "Lửa bên trong" đại diện cho sự khát vọng, ý chí và quyết tâm của con người, là nguồn sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn và thử thách, đạt được thành công.

- "Cuộc đời lớn" là những nỗ lực cống hiến cho Tổ quốc, cho xã hội và cho cộng đồng.

- Mỗi người cần kích thích và nuôi dưỡng "lửa bên trong" của mình để sống một cuộc sống ý nghĩa, góp phần vào xây dựng "cuộc đời lớn" của mình và của cộng đồng.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo tác giả, đổi với đời sống của mỗi con người, "lửa bên trong" có ý nghĩa gì?

Trả lời

Ý nghĩa của "lửa bên trong":

- "Lửa bên trong" là nguồn động lực giúp con người sống với mục tiêu và lý tưởng.

- Nó giúp con người vượt qua những thách thức và khó khăn, từ đó đạt được thành công.

- "Lửa bên trong" cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sống có ích cho xã hội và góp phần vào xây dựng "cuộc đời lớn".

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm trong văn bản những từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí, hoạt động của con người ứng với hai tình trạng: có "lửa bên trong" và không có "lửa bên trong" (lập bảng liệt kê và đối sánh).

Trả lời

So sánh trạng thái tâm lí, hoạt động của con người:

Trạng thái

Có "lửa bên trong"

Không có "lửa bên trong"

Tâm lí

Hăng hái, nhiệt huyết, lạc quan, tin tưởng, quyết tâm

Chán nản, uể oải, bi quan, hèn nhát, lười biếng

Hoạt động

Cống hiến, sáng tạo, hăng say, dũng cảm, dám nghĩ dám làm

Ù lì, thụ động, lẩn tránh, thiếu ý chí, dễ dàng bỏ cuộc

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học