Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 27 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 27 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
2. Năng lực đặc thù
- Chỉ ra được đặc điểm của một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
- Phân tích được hiệu quả của việc sử dụng biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng được một cách sáng tạo các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định khi viết văn bản nghị luận.
3. Về phẩm chất
Trân trọng vẻ đẹp của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Đọc phần tri thức tiếng Việt và trình bày về một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, kết luận:
- Biện pháp làm tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận:
+ Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định;
+ Sử dụng phổ biến kiểu câu khiến, thể hiện ý khẳng định;
+ Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh ý được khẳng định.
- Biện pháp làm tăng tính phủ định:
+ Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định;
+ Sử dụng những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hạn chế;
+ Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn;
+ Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực để chỉ đối tượng bị đả kích.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Xác định được đặc điểm của một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi: + Xác định được đặc điểm của một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Biện pháp làm tăng tính khẳng định - Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định: chắc chắn, tất nhiên, rõ ràng, chỉ có thể, không thể chối cãi,… - Sử dụng những từ ngữ thể hiện quy mô áp đảo, phạm vi bao quát (không trừ cá thể nào) hoặc trạng thái ổn định: tất cả, mọi, toàn thể, luôn luôn, thường xuyên,… - Sử dụng phổ biến kiểu câu khiến, thể hiện ý khẳng định. Ví dụ: Chúng ta phải đứng lên! - Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh ý được khẳng định. Ví dụ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! 2. Biện pháp làm tăng tính phủ định - Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định: chưa từng, không, không hề, chẳng, chẳng bao giờ,… - Sử dụng những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hạn chế: không mấy, chẳng bao nhiêu, ít khi,… - Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn. Ví dụ: Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao? - Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực (coi thường, khinh bỉ, căm ghét,…) để chỉ đối tượng bị đả kích. Ví dụ: Dân ta bị Tây nó giết mòn, giết mỏi. Giết cách này không hết, thì nó giết cách khác. Nó lấy rượu và a phiến làm cho dân ta chết nhiều. Nó bắt đi đào dông, đào đường, bị nước độc mà chết. Nó bắt đi lính đi làm nô lệ bên các xứ đen mà chết. Nay nó lại nhận chìm cả xứ. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12