Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Tập 2 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện qua hoạt động làm việc cặp đôi và nhóm trong hoạt động Hình thành kiến thức và Luyện tập.…

2. Năng lực đặc thù

Nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

3. Về phẩm chất

Thể hiện tình yêu đối với tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: Kích hoạt được hiểu biết kiến thức nền liên quan đến nội dung bài học. Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(1) Xem một bình luận hoặc bài viết trên trang cá nhân có chứa các tiếng lóng. Nhận xét về các sử dụng tiếng Việt trong bài viết hoặc bình luận đó.

(2) Đọc lướt mục Giữ gìn và phát triển tiếng Việt (SGK, tr. 6), trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ học tập mà các em cần thực hiện trong bài học này là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

- GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

GV ghi nhận ý kiến của HS, sau đó, giới thiệu nội dung bài học và nhiệm vụ HT.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục đích: Bước đầu nhận biết được một số biểu hiện của việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: HS đọc Giữ gìn và phát triển tiếng Việt (SGK/ tr. 6) và điền vào PHT sau:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Tiếng Việt có đặc điểm là:

2. Cho các từ ngữ sau: lúa, thóc, cơm nếp, xôi,…

- Tìm thêm các từ ngữ chỉ lúa gạo/ các món ăn từ lúa gạo.

- Nhận xét về sự phong phú của các từ ngữ chỉ lúa gạo/ các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt.

3. Nêu các biện pháp giữ gìn tiếng Việt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận

Các từ chỉ lúa gạo và các món ăn từ lúa gạo trong tiếng Việt vô cùng phong phú. Đây là bằng chứng chứng tỏ dấu ấn văn hoá nông nghiệp được phản ánh trong ngôn ngữ. Tiếng Việt là một bộ phận cấu thành nền văn hoá Việt, do đó, giữ gìn và phát triển tiếng Việt cũng chính là giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Phân tích được các biểu hiện của việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong một số trường hợp cụ thể.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức để làm bài tập trong sgk

c. Sản phẩm: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong sgk

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét cách HS thảo luận nhóm, từ đó, kết luận về những điều cần lưu ý khi giao tiếp và hợp tác trong quá trình thảo luận nhóm.

- GV nhận xét nội dung giải quyết các bài tập của HS theo các định hướng tham khảo sau:

Bài tập 1: Tiếng Việt có các màu xanh ở đủ mọi mức độ và sắc thái: xanh biếc, xanh rờn, xanh rì, xanh thắm, xanh xao, xanh lè, xanh lét,… Mặc dù trong vốn ngôn ngữ của dân tộc, từ ngữ chỉ màu xanh đã rất phong phú nhưng qua ngòi bút của các nhà thơ, chúng ta lại thấy màu xanh hiện ra với nhiều sắc độ mới mẻ, rất độc đáo.

a. Trong câu thơ Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc, chúng ta có thể hình dung về màu xanh mơn mởn của khu vườn và màu xanh ở đây được so sánh với “ngọc”. Lưu ý cách diễn đạt “xanh như ngọc” giàu hình ảnh, có sức biểu cảm hơn so với “xanh ngọc”.

b. Ta còn em một màu xanh thời gian

Trong dòng thơ trên, màu xanh trên hiện ra với một sắc thái mới, rất đặc biệt, được thể hiện qua cách kết hợp từ ngữ độc đáo: “màu xanh” + “thời gian”.

c. Trời thì xanh như rút ruột mà xanh

Cây thì biếc như vặn mình mà biếc

Trong hai dòng thơ trên, màu xanh hiện ra với sắc độ đậm đặc, được thể hiện qua cách diễn đạt vô cùng đặc biệt, giàu cảm xúc: xanh như rút ruột mà xanh, biếc như vặn mình mà biếc.

d. Trong ngữ liệu đã cho, màu xanh được miêu tả cũng rất đặc biệt. Đó là màu xanh non của thảm cỏ trải dài đến tận chân trời.

Bài tập 2: Những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình ngân hàng + X: ngân hàng máu, ngân hàng tế bào gốc,…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học