Giáo án bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Với giáo án bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS viết được bài văn có cấu tạo 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài, số lượng câu đúng quy định.

- Nắm được cách viết bài văn nghị luận giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn (điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa,…)

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng viết bài văn.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Ở bài học trước, các em đã làm quen với cách viết bài văn nghị luận. Hãy nhắc lại kiến thức về những điểm cần lưu ý về hình thức và nội dung khi viết.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:  Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể văn này với một đề tài nghị luận khác: Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Nhận biết được yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc nội dung mục Định hướng (trang 54/SGK): Nêu khái niệm dạng nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật?

- GV yêu cầu HS đọc văn bản (trang 54,55/SGK) và thực hiện trả lời các yêu cầu trong bài:

+ Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc nghành nghệ thuật nào? Văn bản có thể chia làm mấy phần và nội dung chính của mỗi phần là gì? Các nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao?

+ Tác giả đã nêu lên những thành công và hạn chế nào về nội dung và nghệ thuật của vở kịch?

+ Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật?

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý những gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Khái niệm

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phân tích, bình luận một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng,…

- Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về nội dung và hình thức, những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm được bàn luận.

b. Phân tích ví dụ

- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật kịch sân khấu.

- Nội dung chính của các phần trong văn bản:

(1) Giới thiệu các nghệ sĩ trong vở kịch tái hiện Truyện Kiều và cách xây dựng hình tượng nhân vật của các nghệ sĩ.

(2) Những điểm gây chú ý của vở kịch so với bản nguyên tác.

=> Các nội dung này đưa ra các đặc điểm xây dựng nội tâm nhân vật, lời thoại, hành động, cử chỉ trên cơ sở phát triển và dựa vào Truyện Kiều để tạo nên vở kịch hoàn chỉnh nhất để đem tới người xem.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học