Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 54 - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 54 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ được thể hiện trong văn bản; nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản thơ; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

- Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ: tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm.

- Biết giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.

2. Về năng lực

- Năng lực phân tích văn bản thơ.

- Năng lực tạo lập văn bản.

3. Về phẩm chất

Biết sống hòa đồng với con người, thiên nhiên; biết trân trọng những nỗi buồn trong sáng vốn thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm cấu tứ trong thơ.

- HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cấu tứ tượng trưng trong thơ.

- Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất.

- Sản phẩm của hoạt động cấu tứ trong thơ là tứ thơ (thường được gọi đơn giản là tứ). Tứ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống. Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ mới trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm. Mỗi bài thơ thường có một cách cấu tứ và một cái tứ riêng. Chú ý tìm hiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ về con người, cuộc sống và đánh giá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ.

- Vì mối liên hệ nhân quả tất yếu giữa cấu tứ và tứ trong nhiều trường hợp, người ta đã đồng nhất hai khái niệm này. Lúc đó, có thể xem “tìm hiểu cấu tứ của bài thơ” và “tìm hiểu tứ thơ của bài thơ” là hai hình thức diễn đạt khác nhau về cùng một ý (nội dung).

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học