Giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 101 - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Với giáo án bài Tri thức ngữ văn trang 101 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.

- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Nắm bắt được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào việc sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại).

- Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực ngôn ngữ: nắm được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào sử dụng tiếng Việt của bản thân.

- Năng lực tạo lập văn bản: viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Năng lực nói và nghe: biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống.

3. Về phẩm chất

- Biết đồng cảm, yêu thương; biết trân trọng vẻ đẹp thủy chung trong tình yêu.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về truyện thơ và truyện thơ dân gian.

- HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Truyện thơ và truyện thơ dân gian

- Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật. Cũng có một số truyện thơ còn lưu lại dấu ấn của sử thi nhưng ở đó cảm hứng thế sự vẫn nổi trội so với cảm hứng lịch sử hướng về những diễn biến lớn trong đời sống cộng đồng. Truyện thơ hiện diện trong nhiều nền văn học, có lịch sử lâu đời, phát triển thành một số dòng riêng theo sự chi phối của các điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể.

- Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường. Kế thừa truyền thống của dân ca với sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo. Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn liền với cách tư duy hình ảnh rất đặc trưng của những người sống hòa đồng, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây,…

- Do những điều kiện văn hóa, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hóa, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ngoài một số truyện thơ có nội dung gần nhau bởi sự kế thừa, mô phỏng trong bối cảnh giao lưu văn hóa, mỗi dân tộc lại có riêng những truyện thơ tinh túy, thể hiện được bản sắc của cộng đồng mình. Dân tộc Tày Nùng có: Nam Kim – Thị Đan; Trần Châu; Quảng Tân – Ngọc Lương; Kim Quế; Chuyện chim sáo; Vượt biển;… Dân tộc Thái có: Tiễn dặn người yêu; Chàng Lú – nàng Ủa; Khăm Panh;… Dân tộc Mường có: Út Lót – Hồ Liêu; Nàng Nga – Hai Mối; Nàng Ờm – chàng Bồng Hương;… Dân tộc Mông có: Tiếng hát làm dâu; Nhàng Dợ - Chà Tăng;… Dân tộc Chăm có: Hoàng tử Um Rup và cô gái chăn dê; Têva Mưnô;… Dân tộc Khơ-me có: Si Thạch; Tum Tiêu;…

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học