Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 95 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và hiểu được cách trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Nhận biết và sử dụng được phương tiện phi ngôn ngữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực giải thích nghĩa của từ.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

+ Trò chơi Tam sao thất bản Dựa vào đâu để các trích dẫn có cơ sở và hiệu quả trong bài viết?

+ GV chia lớp thành 4 đội, chuẩn bị giấy A4 chứa các câu nói

+ Lần lượt HS bàn 1 sẽ truyền tai nhỏ tuần tự đến HS bàn cuối

+ Trò chơi kết thúc, HS bàn cuối đọc lại câu được truyền, được nghe. Đội nào số từ chính xác nhiều nhất sẽ chiến thắng

+ Câu hỏi sau trò chơi: Bạn nào được nghe lời dẫn trực tiếp? (Bạn đầu tiên)

+ Bạn nào nói lời dẫn gián tiếp (Các bạn khác)

+ Dựa vào đâu để các trích dẫn có cơ sở và hiệu quả trong bài viết?

- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh tham gia trò chơi, suy nghĩ và trả lời

- Bước 3. Báo cáo, thảo luận

+ Học sinh chia sẻ

- Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện:

+ Giáo viên dẫn dắt vào bài học

* Tham khảo đáp án:

+ Chùm hoa súng xum xuê suốt mùa mưa.

+ Vịt lội ruộng rồi lặn, vịt rặn một hột vịt

+ Một thằng lùn nhảy vô lùm lượm cái chum lủng.

+ Chị nhặt rau rồi luộc em nhặt rau luộc rồi

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và hiểu được cách trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Nhận biết và sử dụng được phương tiện phi ngôn ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Tìm hiểu về phần trích dẫn?

+ Phân loại trích dẫn và đưa ví dụ.

+ Tìm hiểu phần lập danh mục tài liệu tham khảo.

- HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Trích dẫn

- Trong tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu, việc trích dẫn giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn, đồng thời cho phép người đọc theo dõi và tìm được nguồn trích dẫn. Có hai kiểu trích dẫn:

- Trích dẫn trực tiếp

Ví dụ: “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện” (Vũ Hoài Đức, 2019).

- Trích dẫn gián tiếp

Ví dụ: Nguyễn Văn Trung (1986) cho rằng…

2. Lập danh mục tài liệu tham khảo

- Danh mục tài liệu tham khảo được đặt ở cuối tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu. Hiện nay có nhiều cách viết tài liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu tham khảo theo chuẩn APA: liệu tham khảo. Dưới đây là cách trình bày tài liệu:

• Henderson, J. C. (2009). Food Tourism Reviewed. British Food Journal, 111(4), 317-326.

• Nguyễn Văn Trung (1986). Câu đố Việt Nam. Hà Nội: Thời đại.

Vũ Hoài Đức. (2019). Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Tạp chí Kiến trúc, số 10. Truy xuất ngày 29/9/2020 từ https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen- muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học