Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 75 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 75 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản.

- Trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực vận dụng cách trình bày theo các kiểu đoạn văn.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực xác định, phân tích đặc điểm nghĩa của từ.

- Năng lực phân tích, chỉ ra sự phù hợp của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ, về của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS chọn đáp án các câu trắc nghiệm:

Câu 1: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

/…/ là một lối vẽ tranh châm biếm, ở đó người ta thường/…/ một vài/…/ nào đó của đối tượng, thậm chí, làm cho đối tượng trở nên méo mó, dị dạng đi để tạo hiệu quả châm biếm.

A. Biếm họa/phóng to, cường điệu/nét nổi bật

B. Biếm họa/phóng đại, cường điệu/nét tiêu biểu

C. Biếm họa/phóng đại, cường điệu/nét nổi bật

D. Kí họa/phóng đại, cường điệu/nét chủ đạo

Câu 2. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Ngôn ngữ thơ ca có ý nghĩa xác định, hữu hạn của nó, đồng thời cũng phải nói lên được, gợi ra được cái …………, vô hồi của sự sống, nó như thật như hư, khi ẩn khi hiện, biến hóa khôn lường.

A. Vô hạn

B. Vô cùng

C. Mơ hồ

D. Vô tận

Câu 3: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Nhiều đồng bào chúng ta, để …… việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.

A. Cho rằng

B. Chứng minh

C. Biện minh

D. Quyết định

Câu 4: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Công nghệ không phải là phương thuốc chữa bách bệnh cho tất cả các căn bệnh của thế giới, tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ một cách ……… có thể tạo ra được một sự khác biệt khổng lồ.

A. Thông minh

B. Tiết kiệm

C. Đúng cách

D. Chuyên nghiệp

- HS thực hiện nhiệm vụ, chọn lựa đáp án.

* Dự kiến câu trả lời:

1C; 2A; 3C; 4A

- GV dẫn dắt, kết nối vào bài học mới: Để lựa chọn được đúng các từ trên, chúng ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kiến thức về nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa của từ và sử dụng từ phù hợp trong tình huống/ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nghĩa của từ

a. Mục tiêu: HS nhận diện được khái niệm nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa của từ, cách trình bày tài liệu tham khảo.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Tìm hiểu về nghĩa của từ

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV phát phiếu BT số 1 và yêu cầu HS làm việc cá nhân:

- Giải nghĩa của từ đầu. Trong các từ sau, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển, xác định hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đầu” trong các trường hợp dưới đây:

a) Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

(Chính Hữu, Đồng chí)

c) Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí).

- Từ phần thực hành trên, em hãy trình bày những hiểu biết về nghĩa của từ .

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, viết câu trả lời ra giấy.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời miệng, trình bày kết quả.

Dự kiến câu trả lời của HS:

- Giải nghĩa từ đầu : Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan nhất.

- Trường hợp b từ đầu được hiểu theo nghĩa gốc; trường hợp a, c, từ đầu được hiểu theo nghĩa chuyển.

Bước 4. Đánh giá, kết luận

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

1. Nghĩa của từ và các cách giải thích nghĩa của từ

a. Nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

- Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa. Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa gốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh)

- Để xác định nghĩa cụ thể của một từ nhiều nghĩa trong văn bản, ta cần dựa vào ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp và các từ ngữ xung quang từ ấy

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học