Giáo án bài Prô-mê-tê bị xiềng - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Prô-mê-tê bị xiềng Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Prô-mê-tê bị xiềng

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ văn học: Ôn tập lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản đọc.

- Vận dụng các kiến thức đã học về tự sự trong truyện thơ dân gian để thực hành đọc văn bản: Prô-mê-tê bị xiềng.

3. Về phẩm chất

- Biết sống có mục đích, có khát vọng cống hiến, làm chủ được bản thân và biết vượt lên mọi trở ngại.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản đã học trong Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng

Hoạt động 2: Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Prô-mê-tê bị xiềng.

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức bi kịch và xung đột kịch để tìm hiểu văn bản.

1. Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

2. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

3. Nêu thông điệp chính của văn bản

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức.

1. Tìm hiểu thêm truyện kể về thần Prô-mê-tê (Prométhée) trong thần thoại Hy Lạp.

Truyện kể: Prô-mê-tê và loài người: Truyện thể hiện khát vọng lí giải quá trình tạo nên con người và thế giới các loài động vật. Mỗi loài vật đều được trang bị thứ vũ khí riêng biệt để bảo vệ chính mình còn con người thì được thần linh ưu ái ban tặng thứ vũ khí riêng biệt là “ngọn lửa”.

2. Chỉ ra đặc điểm tính cách của nhân vật Prô-mê-tê được bộc lộ qua lời thoại của chính nhân vật này.

- Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt.

- Chàng rất yêu thương con người nên đã lấy cắp ngọn lửa thần mang xuống hạ giới, dạy loài người nhiều mưu mẹo để họ có linh hồn, có trí khôn. 

- Prô-mê-tê  không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.

3. Nêu thông điệp chính của văn bản

Khẳng định rằng cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Chỉ cần con người có ý chí niềm tin và hy vọng thì bạo tàn sẽ chỉ là sự thất bại trước sức mạnh của công lý mà thôi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 5

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS: Em hãy kể tên một vở kịch và nêu xung đột kịch xong vở kịch ấy.

- HS thực hiện yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 bạn đọc bài.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Em hãy xây dựng đề cương một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề được gợi ra trong các bài đọc ở Bài 5.

- HS trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học