Giáo án bài Tầng hai - Cánh diều

Với giáo án bài Tầng hai Ngữ văn lớp 11 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật) và nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,triết lí nhân sinh)…) của truyện ngắn hiện đại. Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

- Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết từ đó có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

- Biết viết bài văn nghị luận và thuyết trình, giới thiệu một tác phẩm truyện theo lựa chọn cá nhân.

- Biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; tin tưởng vào phẩm chất trong sáng, cao thượng, tình yêu và lòng can đảm của con người.

2. Năng lực

2.1. Năng lực đặc thù

* Đọc

- Đọc hiểu nội dung:

+ Biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

+ Phân tích và đánh giá được đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.

- Đọc hiểu hình thức:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...

- Đọc mở rộng:

+ Đọc tối thiểu 3 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Liên hệ, so sánh, kết nối:

+ Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Yêu thương, trân trọng hạnh phúc nhỏ bé quanh mình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chuẩn bị câu hỏi khởi động:

https://www.tiktok.com/@mface.stt/video/7208771945750465793

Học sinh theo dõi video sau đó trả lời câu hỏi: Quan điểm của em về hạnh phúc?

- Kết luận, nhận định, giáo viên dẫn dắt vào bài học: Mỗi một con người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Sau bao nhiêu gian lao, bão táp con người ta đều mong được về bên gia đình để được yêu thương, an ủi. Hạnh phúc là gi? Làm thế nào để có được hạnh phúc? Ngày hôm nay qua tác phẩm “Tầng hai” của Phong Điệp chunghs ta sẽ lí giải được cho mình điều băn khoăn và trăn trở đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại văn bản thông tin và văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phong Điệp

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

- HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS trả lời.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nhà văn Phong Điệp (sinh năm 1976) tên thật là Phạm Thị Phong Điệp. Bà sinh tại Nam Định.

- Phong ĐIệp chủ yếu viết về thể loại truyện ngắn, ít cảm xúc nghệ sĩ, giống với chất đời thực của chị, luôn quan sát những cái nhìn khách quan bên ngoài cuộc sống

- Những truyện bà viết hay, dễ hiểu câu văn tinh tế đôi khi đơn giản và ngắn gọn, chủ yếu vào các vấn đề chính.

- Chủ yếu các sáng tác của bà về thể loại truyện, truyện ngắn, truyện dài,…

2. Tác phẩm

* Thể loại: Truyện ngắn

* PTBĐ: Tự sự + Biểu cảm

* Tác phẩm “Tầng hai” in trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần năm 2008

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học