Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Giúp HS nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

- Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.

2. Kĩ năng

- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu

- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.

- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ.

- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ……………………….

2. Kiểm tra bài cũ

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều loại hình báo chí. Bài học ngày hôm nay giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục 1 SGK

Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức.

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

1. Các phương tiện diễn đạt

- Nhóm 1. Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng?

a/ Về từ vựng

- Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng.

+ Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện...

+ Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc...

+ Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế...

+ Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa...các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu...

- Nhóm 2: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp

b/ Về ngữ pháp

- Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.

- Nhóm 3: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các biện pháp tu từ?

c/ Về các biện pháp tu từ

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả.

HS đọc mục 2 SGK.

Trao đổi cặp.

GV định hướng nội dung.

- Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào?

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

a/ Tính thông tin thời sự

- Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.

- Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy.

b/ Tính ngắn gọn

- Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.

c/ Tính sinh động, hấp dẫn

- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.

- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

HS đọc ghi nhớ SGK.

3. Ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS tự làm bài tập trong SGK.

- Bố cục trình bày của một bản tin: Nguồn tin, địa điểm, thời gian, sự việc, ý kiến ngắn về sự kiện.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 145 SGK):

+ Tính thông tin thời sự: thông báo thông tin quan trọng – tỉnh An Giang đón quyết định của Bộ Văn hóa, công nhận Ô Tà Sóc là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; sự kiện có thời gian và địa điểm chính xác.

+ Tính ngắn gọn: bản tin ngắn gọn, súc tích, đảm bảo đầy đủ thông tin cần có trong một dung lượng hạn chế.

Câu 2 (trang 145 SGK):

Gợi ý: Phóng sự về vấn đề Môi trường sống: bài viết phải cung cấp được:

+ Địa điểm được khảo sát về vấn đề môi trường sống.

+ Thời gian thực hiện khảo sát (thời gian viết phóng sự).

+ Hiện trạng vấn đề: Môi trường bị ô nhiễm như thế nào? Nguyên nhân của việc ô nhiễm đó? Những tác động, tác hại của ô nhiễm tới cuộc sống con người? Ý kiến, phản hồi của những người được phỏng vấn (người có thẩm quyền, có trách nhiệm, người dân,…)?

+ Những biện pháp khắc phục được đề ra là gì?

Ý nghĩa

Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.

4. Củng cố

Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học

5. Dặn dò

- Tập viết những bài báo ngắn gọn, gần gũi với hoạt động trong nhà trường, trong lớp học.

- Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu.

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học