Giáo án bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Tìm hiểu được các thông tin cơ bản của tác giả Nguyễn Vỹ và tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự.

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu của truyện kí trong văn bản.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của văb bản; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự”

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng những đóng góp của cá nhân đối với đất nước, quê hương và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập:

+ Câu hỏi (K): Em đã biết gì về cụ Phan Bội Châu, thể loại truyện kí?

+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại truyện kí, về cụ Phan Bội Châu?

K

(Điều em đã biết)

W

(Điều em muốn biết)

 

- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh.

- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.

- Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt vào bài học mới:

Cụ Phan Bội Châu là người sáng lập phong trào Đông Du, kêu gọi thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chờ thời cơ giành lại độc lập cho nước nhà. Sau nhiều thập niên hoạt động cách mạng, tháng 6/1925 cụ bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) và kết án chung thân. Trước áp lực đấu tranh của quần chúng, người Pháp phải đưa cụ về giam lỏng ở Huế. Ảnh: Bên trong khuôn viên khu lưu niệm.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các văn bản liên quan đến truyện kí, văn bản về cụ Phan Bội Châu.

Với tình cảm thương mến và trân trọng cụ Phan, nhân dân cả nước và Thừa Thiên Huế đã tự nguyện quyên góp để mua khu vườn ở dốc Bến Ngự và làm nhà cho cụ ở.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả và tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Vỹ

+ Tìm hiểu những thông tin cơ bản về văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (xuất xứ, thể loại, vị trí)

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.

- Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

- Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, “nhiều chân” và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích từ tác phẩm: Tuấn - chàng trai nước Việt (1970)

+ Là tác phẩm văn xuôi tự sự lớn gồm 45 chương.

+ Nội dung: Ghi lại theo trình tự thời gian những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu của thế kỉ XX.

- Thể loại: Truyện kí

- Vị trí của văn bản:

+ Trích từ chương 20 của tác phẩm

+ Nội dung: Thuật lại việc Tuấn và Quỳnh - một ngời bạn cũ của Tuấn - đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học