Giáo án bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Giáo án Ngữ văn lớp 11
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ
Có ý thức sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để đạt hiệu quả trong làm văn cũng như giao tiếp.
1. Giáo viên
SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh
Vở soạn, sgk, vở ghi.
Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: ……………………………..
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm của kịch và yêu cầu về đọc kịch bản văn học. Lấy ví dụ minh họa.
- Trình bày đặc điểm của văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận. Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Các em đã học các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Hãy cùng củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành (?) Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học? (?) Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên? (?) Tại sao trong văn bản nghị luận cần có sự kết hợp của các thao tác nói trên? |
I. Ôn tập kiến thức: 6 thao tác lập luận: - Chứng minh là dùng dẫn chứng và lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. - Giải thích là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học. - Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo. - So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh. - Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc). - Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề. |
GV hướng dẫn HS luyện tập - HS đọc đoạn trích bài tập 1/ Tr112. |
II. Luyện tập Bài tập 1, Đọc đoạn trích trả lời câu hỏi |
(?) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm tác giả đối với vấn đề đó ra sao? |
a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp (Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len), nhà văn Mĩ (Ét-ga Pô). + Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng. |
(?) Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu, ngoài ra còn có thao tác nào? |
b. Thao tác so sánh và phân tích. - Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận. → Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả. |
(?) Việc áp dụng nhiều thao tác trong một bài văn có phải là tốt không? |
- Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không. |
- HS đọc nêu yêu cầu và hướng giải quyết bài tập 2. |
Bài tập 2. Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận |
(?) Vấn đề cần nghị luận là gì? |
- Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác. |
(?) Nên áp dụng những thao tác nào? - Bình luận - Giải thích - Phản bác - Chứng minh - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ: + Nhóm 1: Lập dàn ý + Nhóm 2: Xác định áp dụng thao tác lập luận nào? + Nhóm 3: Trình bày 1 luận điểm - Các tổ trình bày xong, lớp góp ý, - - GV nhận xét. |
- Bước 2: Lập dàn ý * Dàn ý - Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề: + Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới. + Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay? ./ Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ. ./ Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ. ./ Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên. + Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay. + Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác. - Kết thúc vấn đề: + Ý nghĩa của vấn đề đặt ra + Bản thân |
- GV cho cả lớp viết đoạn văn trình bày trước lớp. |
- Bước 3: Viết 1 đoạn văn trình bày trước lớp. |
- HS đọc bài, GV nhận xét và cho điểm |
Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: 1. Đề bài: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra. 2. Luyện viết văn bản theo chủ đề: * Gợi ý về nội dung: - Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau: + Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay. + Tác hại của bệnh quay cóp. + Lời khuyên . - Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. * Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận 3. Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng. |
4. Củng cố
- GV chốt lại những điểm cốt yếu nhất về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nguyên tắc lựa chọn các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài văn nghị luận.
5. Dặn dò
- Hoàn thành phần luyện tập.
- Soạn bài: Ôn tập Văn học.
Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:
- Giáo án: Ôn tập phần văn học kì 2
- Giáo án: Tóm tắt văn bản nghị luận
- Giáo án: Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
- Giáo án: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 11 (các môn học)
- Giáo án Toán 11
- Giáo án Ngữ văn 11
- Giáo án Tiếng Anh 11
- Giáo án Vật Lí 11
- Giáo án Hóa học 11
- Giáo án Sinh học 11
- Giáo án Lịch Sử 11
- Giáo án Địa Lí 11
- Giáo án KTPL 11
- Giáo án HĐTN 11
- Giáo án Tin học 11
- Giáo án Công nghệ 11
- Giáo án GDQP 11
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 11 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 11
- Đề cương ôn tập Văn 11
- Đề thi Toán 11 (có đáp án)
- Đề thi Toán 11 cấu trúc mới
- Đề cương ôn tập Toán 11
- Đề thi Tiếng Anh 11 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 11 mới (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 11 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 11 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 11
- Đề thi Địa Lí 11 (có đáp án)
- Đề thi KTPL 11
- Đề thi Tin học 11 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 11
- Đề thi GDQP 11 (có đáp án)