Giáo án bài Hầu trời (Tản Đà) - Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà.

- Những sáng tạo hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ sinh động.

2. Kĩ năng

Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

Bình giảng những câu thơ hay.

3. Thái độ

- Có thái độ trân trọng những giá trị văn chương và người nghệ sĩ.

1. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: ………………………….

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Trong “Thi nhân Việt Nam” – một cuốn sách được coi là bảo tàng của Thơ mới, Tản Đà được cung kính đặt lên hàng đầu. tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng những gì thi nhân để lại cho thơ ca thì Hoài Thanh đã coi ông là “con người của hai thể kĩ”, “người đã tạo nên những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang những dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt ta nhận thấy rất rõ cái tôi với những điệu tính cảm xúc mới. “Hầu trời” là bài thơ dài tiêu biểu cho những đặc điểm thơ Tản Đà.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

TIẾT 76

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Gv hướng dẫn đọc hiểu khái quát.

Gv gọi một Hs đọc phần tiểu dẫn sgk và đưa ra câu hỏi Hs trả lời:

I.Tìm hiểu chung

- Hãy nêu vài nét về tác giả Tản Đà?

* lưu ý: bút danh Tản Đà.

1. Tác giả

- Tản Đà tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu(1889-1939).

- Quê: Khê Thượng- Bất Bạt- tỉnh Sơn Tây(nay thuộc Ba Vì- Hà Nội).

- Là một thi mang đầy đủ tính chất của “con người của hai thế kỉ”.

Cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương.

- Có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam – gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.

- Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm? Nhận xét về đề tài bài thơ?

Xuất xứ:

Bài thơ được in trong tập “Còn chơi” xuất bản năm 1921.

- Bài thơ là câu chuyện kể lên tiêm gặp trời của thi sĩ Tản Đà.

Nêu đặc điểm văn chương Tản Đà?

- Cá nhân trả lời

Nêu bố cục bài thơ?

- Cá nhân trả lời

Nhận xét về bố cục bài thơ?

- Cá nhân trả lời

- Bố cục:

Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết.

II. Đọc-hiểu văn bản

Hs đọc Sgk-Tác giả kể lại lí do, thời điểm lên hầu trời như thế nào?

- Cá nhân trả lời

- Gv nhận xét, bổ sung

1. Nội dung

a. Tác giả lên hầu trời

-Trăng sáng, canh ba (rất khuya)

-Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà

-Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!

-Trời đã sai gọi buộc phải lên!

Câu chuyện lên tiên được kể với giọng điệu như thế nào?

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.

Cách kể tự nhiên, nhân vật trữ tình như giãi bày, kể lại một câu chuyện có thật! (một sự thoả thuận ngầm với người đọc).

Cách đọc thơ:

“Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà”

Giọng đọc vừa có âm vực (cao), vừa có trường độ(dài), vọng lên cả sông Ngân Hà trên trời

Em có nhận xét gì về hai câu thơ sau?

- Cá nhân trả lời

- Gv nhận xét, bổ sung

“Ước mãi bây giờ mới gặp tiên

Người tiên nghe tiếng lại như quen”

Câu thứ nhất nội dung bình thường, nhưng đến câu thứ hai, thật lạ: quen cả với tiên! nhà thơ cũng là vị “trích tiên” - tiên bị đày xuống hạ giới. Việc lên đọc thơ hầu trời cũng là việc bất đăc dĩ: “Trời đã sai gọi thời phải lên”

Có chút gì đó ngông nghênh, kiêu bạc! tự nâng mình lên trên thiên hạ, trời cũng phải nể, phải sai gọi lên đọc thơ hầu trời!

Hs đọc đoạn hai

(?) Tác giả kể chuyện mình đọc thơ cho trời và các vị chư tiên như thế nào?

- Hs độc lập trả lời

b. Tác giả đọc thơ hầu trời

-Theo lời kể của nhân vật trữ tình, không gian, cảnh tiên như hiện ra:

“Đường mây” rộng mở

“Cửa son đỏ chói” → tạo vẻ rực rỡ

“Thiên môn đế khuyết” → nơi ở của vua, vẻ sang trọng. “Ghế bành như tuyết vân như mây” → tạo vẻ quý phái.

Không gian bao la, sang trọng, quý phái của trời. nhưng không phải ai cũng được lên đọc thơ cho trời nghe. Cách miêu tả làm nổi bật cái ngông của nhân vật trữ tình.

- Văn sĩ hạ giới – người đọc thơ được miêu tả như thế nào?

(Gv phát vấn, hs trả lời)

+ “Vừa trông thấy trời sụp xuống lạy”-vào nơi thiên môn đế khuyết phải như thế!

- Trời, chư tiên nghe đọc thơ như thế nào?

+ Được mời ngồi: “truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”, đọc thơ say sưa “đắc ý đọc đã thích” (có cảm hứng, càng đọc càng hay) “Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi” (hài hước), “văn dài hơi tốt ran cung mây”.

+ Trời khen: “trời nghe, trời cũng lấy làm hay”. Trời tán thưởng “Trời nghe trời cũng bật buồn cười”. Trời khẳng định cái tài của người đọc thơ:

“ Trời lại phê cho văn thật tuyệt

Văn trần như thế chắc có ít”

- Em thấy thái độ của các vị chư tiên có điều gì đặc biệt?

(Cá nhân trả lời)

Nở dạ: mở mang nhận thức được nhiều cái hay.

Lè lưỡi: văn hay làm người nghe đến bất ngờ! “Chau đôi mày” văn hay làm người nghe phải suy nghĩ tưởng tượng. “Lắng tai đứng” đứng ngây ra để nghe. Tác giả viết tiếp hai câu thơ:

“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn

Anh gánh lên đây bán chợ trời”

→ cảnh đọc thơ diễn ra thật sôi nổi, hào hứng, linh hoạt...

⇒ Người đọc thơ hay mà tâm lí người nghe thơ cũng thấy hay! khiến người đọc bài thơ này cũng như bị cuốn hút vào câu chuyện đọc thơ ấy, cũng cảm thấy “đắc ý” “sướng lạ lùng”!

HẾT TIẾT 76 CHUYỂN SANG TIẾT 77

- Qua việc đọc thơ hầu trời, tác giả muốn bày tỏ thái độ của mình về điều gì?

( Hs chia nhóm thảo luận. Gv quan sát, định hướng)

*Các nhà Nho tài tử thường khoe tài (thị tài), tài năng mà họ nói đến là tài Kinh bang tế thế!

Tự khen mình (vì xưa nay ai thấy trời nói đâu?!), tự phô diễn tài năng của mình.

c. Thái độ của tác giả qua việc đọc thơ hầu trời

+Thể hiện quan niệm về tài năng (tài thơ)

Nhà thơ nói được nhiều tài năng của mình một cách tự nhiên, qua câu chuyện tưởng tượng Hầu trời đọc thơ:

+“Văn dài hơi tốt ran cung mây

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay”

+ “Văn đã giàu thay, lại lắm lối”

+ “Trời lại phê cho văn thật tuyệt

Văn trần như thế chắc có ít

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển

Êm như gió thoảng, tinh như sương

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”

→ Tản Đà khoe tài thơ, nói thẳng ra “hay” “thật tuyệt” mà lại nói với trời.

Trời khen: là sự khẳng định có sức nặng, không thể phủ định tài năng của tác giả - lối khẳng định rất ngông của văn sĩ hạ giới, vị trích tiên - nhà thơ.

⇒ Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân của Tản Đà về cái tôi tài năng của mình!

- Tuy Tản Đà không nói trực tiếp, nhưng em có thể nhận biết quan niệm của Tản Đà về văn chương như thế nào?

+Quan niệm của Tản Đà về nghề văn:

Văn chương là một nghề, nghề kiếm sống. Có kẻ bán, người mua, có chuyện thuê, mượn; đắt rẻ... vốn, lãi... Quả là bao nhiêu chuyện hành nghề văn chương! một quan niệm mới mẻ lúc bấy giờ.

+“Nhờ trời văn con còn bán được”

+ “Anh gánh lên đây bán chợ trời”

+ “Vốn liếng còn một bụng văn đó”

+ “Giấy người, mực người, thuê người in

Mướn cửa hàng người bán phường phố

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực là khó”

→ Khát vọng ý thức sáng tạo, trong nghề văn:

Người viết văn phải có nhận thức phong phú, phải viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn, triết lí, dịch thuật (đa dạng về thể loại).

- ý thức cá nhân của Tản Đà qua lời tự nói về mình như thế nào? So sánh với các thi sĩ khác ùng thời?

(Cá nhân độc lập trả lời)

So với các danh sĩ khác:

“ Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên Hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Nguyễn Du - Đọc Tiểu Thanh kí)

Hoặc:

“Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”

(Nguyễn Công Trứ – Bài ca ngất ngưởng)

Hay:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

(Hồ Xuân Hương – Mời trầu)

Tấu trình với trời về nguồn gốc của mình:

“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở á Châu về địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Nam Việt”

Tản Đà giới thiệu về mình, với nét riêng:

+Tách tên, họ.

+Nói rõ quê quán, châu lục, hành tinh.

Nói rõ để trời hiểu Nguyễn Khắc Hiếu

→ ý cái tôi cá nhân và thể hiện lòng tự tôn , tự hào về dân tộc mình “sông Đà núi Tản nước Nam Việt” ...

⇒ Cảm hứng lãng mạn và hiện thực đan xen nhau, trong bài thơ. (hiện thực: đoạn nhà thơ kể về cuộc sống của chính mình), khẳng định vị trí thơ Tản Đà là“gạch nối của hai thời đại thi ca”

- Hs nhận xét những nét đáng chú ý về nghệ thuật của bài thơ?

(Một vài cá nhân trả lời, bổ sung)

2. Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị sinh động.

- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?

3. Ý nghĩa văn bản

Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm về nghề văn của Tản Đà.

Gv hướng dẫn tổng kết.

III. Tổng kết

Ghi nhớ (Sgk)

4. Củng cố

Hệ thống hóa bài học. Những biểu hiện của nét “ngông” riêng của Tản Đà

5. Dặn dò

Học bài cũ . Soạn bài mới: “Nghĩa của câu” theo hệ thống câu hỏi sgk.

Xem thử Giáo án Văn 11 KNTT Xem thử Giáo án Văn 11 CTST Xem thử Giáo án Văn 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học