(KHBD) Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

Xem thử Giáo án Sử 12 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 KNTT Xem thử Giáo án Sử 12 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 CTST Xem thử Giáo án Sử 12 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 12 cả năm mỗi bộ sách chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Giáo án Sử 12 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 KNTT Xem thử Giáo án Sử 12 CTST Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 CTST Xem thử Giáo án Sử 12 CD Xem thử Giáo án điện tử Sử 12 CD




Lưu trữ: Giáo án Lịch Sử 12 Bài 9 (sách cũ)

- Quan hệ quốc tế nửa sau những năm chiến tranh lạnh kết thúc.

- Nắm được các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh kết thúc.

- Cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội còn đầy khó khăn và phức tạp. Ta tự hào đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu lớn của thời đại qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợp các vấn đề lớn…

Tư liệu

Đọc trước sách giáo khoa

Phân tích các sự kiện, khái quát tổng hợpcác vấn đề lớn

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

Hãy nêu và phân tích những sự kiện tiêu biểu mở đầu cho “Chiến tranh lạnh”

3. Bài mới

Các hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản

+ Vì sao Xô-Mỹ lại chấm dứt “chiến tranh lạnh”

- Học sinh dựa vào sgk để trả lời, giáo viên phân tích thêm ý:

+ Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật

⇒ Các nước cần có 1 cục diện hoà bình ổn định để phát triển tức là không thể “đối đầu” và chạy theo vũ trang

+ Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh”có tác động thế nào đến quan hệ quốc tế ?

 

GV phát vấn.

+ Những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông-Tây từ đầu những năm 1970.

- Những cuộc thương lượng Xô-Mỹ

- Hiệp định Bon 9-11-1972 về quan hệ Đông-Tây Đức

1972, Xô-Mỹ: hiệp ước ABM

3-7-1974: hiệp ước SALT-1

8-1975: định ước Henxini của 35 nước châu Âu, châu Mỹ và Canađa =>18-6-1979, Xô-Mỹ kí hiệp định SALT-2

 

 

 

 

 

 

 

 

GV giải thích.

+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu, châu Á bị mất

+ Ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh ...

Tình hình và xu thế phát triển của TG sau “Chiến tranh lạnh”

HS dựa vào SGK nê 3 vấn đề về tình hình và 4 xu thế phát triển

Liên hệ:

- Cuộc chiến giữa Ixraen và Paletxtin về vấn đề lãnh thổ tôn giáo.

- Xung đột ở Bancăng, châu Phi

- Xu thế phát triển hiện nay của thế giới là gì ?

- Sự đối đầu chuyển sang đối thoại. Hoà bình, hợp tác, phát triển con người trên thế giới đang xích lại gần nhau để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu – hy vọng về tương lại tốt đẹp của loài người

III – XU THẾ HÒA HOÃN ĐỘNG – TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT

1 Nguyên nhân :

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỷ đã khiến liên Xô và MĨ đều suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các cường quốc khác.

- Sự vươn lên cạnh tranh của Nhật bản và Tây Âu đã trở trành thách thức to lớn đối với Liên Xô và Mĩ

- Hai cường quốc Liên xô và Mĩ cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình

2. Xu thế hòa hoãn Đông –Tây

- Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông -Tây đã xuất hiện:

+ Sự thay đổi quan hệ Xô- Mĩ .Đầu những năm 70 hai siêu cường Xô- Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao.

+ Tháng 11 - 1972 hai miền nước Đức đã kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai miền.

+ 1972 Liên xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT - 1).

+ Tháng 8 - 1975, Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh ở châu Âu

3. Chiến tranh lạnh chấm dứt

- Tháng 12 - 1989 tại cuộc gặp gỡ cấp cao Xô - Mĩ tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Goócbachốp và Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

⇒ Như vậy, chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình, các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới (Apganixtan, Campuchia, Namibia…)

 

 

 

 

IV – THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đến những năm 1989 - 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Dẫn đến trật tự hai cực tan rã. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu thế:

- Trật tự thế giới “đa cực”( Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, nga, Châu Âu) với sự vươn lên nỗ lực phát triển.

- Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm bá chủ thế giới, nhưng không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

- Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài: Ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á.

- Thế kỷ XXI xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11 – 9 – 2001 ở Mỹ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

4. Củng cố

Vì sao Xô-Mỹ lại chấm dứt “chiến tranh lạnh”

Tình hình và xu thế phát triển của TG sau “Chiến tranh lạnh”

Xu thế phát triển hiện nay của thế giới là gì ?

5. Dặn dò

Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học