Giáo án Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

- Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu chính cùng với những tác động của cách mạng Khoa học – công nghệ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Những hệ quả tất yếu của cách mạng Khoa học – công nghệ, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối của thế kỹ XX.

- Ý chí vươn lênvà sự phát triển không ngừng của trí tuệ con người, nhằm phục vụ đời sống ngày càng cao.

- Tuổi trẻ cần cố gắng học tập để trở thành những con người sáng tạo, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Rèn luyện phương pháp tư duy phân tích, so sánh và liên hệ thực tế…

Tranh ảnh liên quan đến cách mạng Khoa học – công nghệ

Đọc trước sgk

Duy phân tích, so sánh và liên hệ thực tế…

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai siêu cường Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh?

3. Bài mới

GV có thể khái quát một số thành tựu của cách mạng Khoa học – công nghệ để vào bài

Các hoạt động của GV-HS Kiến thức cơ bản cần nắm

* GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ CM khoa học – kỹ thuật?

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa học-công nghệ.

- HS dựa vào những kiến thức của SGK và thực tiễn để trả lời

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Giáo viên giải thích khái niệm “cách mạng khoa học-công nghệ trong đó yếu tố công nghệ là cốt lõi.

+ Cách mạng KH-KT lần I: mở đầu là cuộc cách mạng CN

+ Cách mạng KH-KT lần II+ Khác với lần I, các phát minh máy móc như máy hơi nước, máy phát điện đều bắt đầu từ cải tiến kĩ thuật, người phát minh không phải là những nhà khoa học mà là những người thợ.

+ Khoa học trở thành nguồn gốc chính cho những tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ.

 

 

- Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao đây là xu thế khách quan không thể đảo ngược

+ Toàn cầu hoá ⇒ “quốc tế hoá”, để chỉ hoạt động kinh tế của 1 nước vượt ra khỏi biên giới nước đó. Xu thế này đặt nền kinh tế 1 nước trong phạm vi lớn của thị trường thế giới. Nó gắn bó với 3 yếu tố là: Thông tin, thị trường, sản xuất

 

 

GV : Em hãy cho biết mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hóa ?

- Giải thích vì sao toàn cầu hoá vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển (liên hệ Việt Nam) - Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu với thế giới bên ngoài.

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Con người đang dứng trước những biến động lớn của hình hình thế giới: Sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh , bệnh nan y đại dịch, thiên tai…

b. Đặc điểm:

- Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX đến nay.

- Quy mô toàn thế giới với tốc độ nhanh chóng.

- Diễn ra trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống con người.

- Mối liên hệ mật thiết giữa khoa học- kỹ thuật và công nghệ

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, công nghệ và kỹ thuật tạo điều kiện , cơ sở cho khoa học

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu (HS đọc thêm)

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Xu thế toàn cầu hóa

a. Bản chất

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

b. Biểu hiện của toàn cầu hóa

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU,ASEAN, IMF, WTO, APEC, ASEM…).

- Như vậy toàn cầu hóa là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

c. Tác động của toàn cầu hóa

* Tích cực

- Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Hạn chế

- Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo trong nước và giữa các nước trên thế giới.

- Dễ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập quyền tự chủ của các quốc gia.

- Con người kém an toàn về kinh tế, tài chính và chính tr

4. Củng cố

- Nguồn gốc, nội dung và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ hai từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay?

- Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?

5. Dặn dò

Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK, làm bài tập về nhà tuần sau nộp và chuẩn bị trước bài mới.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học