Giáo án Lịch Sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 2)
- Nhận thức được sự ra đời và thất bại của VNQDD . Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.
- Rèn kỹ năng phân tích
Tư liệu về VNQD đảng.
Xem trước bài mới trong sgk.
Phân tích
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hội VNCMTN được thành lập và hoạt động như thế nào? tác động của những hoạt động đến PTCN ?
3. Bài mới
Quá trình ra đời Việt Nam Quốc dân đảng, cùng với sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929....
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | KIẾN THỨC CƠ BẢN |
---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động Việt Nam Quốc dân đảng. + Sự ra đời: - 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính lãnh đạo. - Thành phần gồm tư sản dân tộc, binh lính, nông dân khá giả, địa chủ… chủ yếu ở Bắc kỳ. + Hoạt động: - Tổ chức và phương thức hành động: có 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng chưa bao giờ trở thành hệ thống trong cả nước. - 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh, bị Pháp vây quét, Nguyễn Thái Học quyết định khởi nghĩa. - 9/2/1930, bùng nổ ở Yên Bái và nhanh chóng lan sang các địa phương khác. - Cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhanh chóng , chấm dứt vai trò lịch sử của pt dân tộc dân chủ ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản. ? Xác định nguyên nhân thất bại của VNQDĐ?
Hoạt động 2: Sự xuất hiện của các tổ chức Cộng sản GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời ba tổ chức cộng sản và những hoạt động có tác dụng như thế nào? HS trả lời GV chốt ý.
Đông Dương Cộng sản đảng. Ngày 17/6/1929 ĐDCSĐ được thành lập, tại 312 Khâm Thiên ,Hà Nội. bầu BCH TW lâm thời, ra tuyên ngôn, điều lệ, báo búa liềm.
An Nam Cộng sản đảng. Tháng 8/1929 những Hội viên còn lại của Hội VNCMTN, thành lập An nam cộng sản đảng.
Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Tháng 9/1929 bộ phận còn lại của Tân Việt thành lập ĐDCSLĐ.
+ Ý nghĩa. - Ba tổ chức cộng sản ra đời là sản phẩm tất yếu của lịch sử; đánh dấu sự trưởng thành của g/c CNVN. - Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập ĐCS. | I.3 Việt Nam Quốc dân đảng * Sự ra đời: + 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. + Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc * Nền tảng tư tưởng + Lúc mới thành lập còn chung chung chưa rõ ràng. + Sau đó chịu ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. * Hoạt động: + Địa bàn hoạt động bị bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì. + chủ trương thực hiện bạo lực + 2-1929Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh + 9-2-1930 Tổ chức khởi nghĩa: Bắt đầu ở Yên Bái tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại.
* Nguyên nhân thất bại: - Quá non nớt, mang nhiều yếu tố sai lầm + Tư tưởng dân chủ tư sản lạc hậu, không phù hợp , không thể giải phóng dân tộc + Tổ chức, lực lượng ô hợp, phức tạp, tổ chức lỏng lẻo, không có sự liên kết giữa 3 ki + Hành động: Quá manh động,non nớt, liều lĩnh - Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân. Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam. II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929 - 1929, phong tràocách mạng (công nhân, nông dân và các tầng lớp khác) phát triển mạnh - 3-1929, Lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội). - 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (TQ), đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận.Đoàn đại biểu Bắc kì bỏ về nước - 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp tại Khâm thiên (HN), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. - 8-1929, những hội viên của Hội VNCMTN trong Tổng bộ và Kì bộ ở Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản Đảng. - 9-1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
⇒ Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau,làm CMVN chia rẽ |
4. Củng cố
- Ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng , nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Quá trình thành lập và hoạt động 3 tổ chức cộng sản, ý nghĩa
5. Dặn dò
Học bài và Xem trước bài mới
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (tiết 3)
- Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (tiết 1)
- Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (tiết 2)
- Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 1)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12