Giáo án Lịch Sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939
Hiểu
- Thời kì thứ hai trong cuộc đấu tranh giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo (1936 – 1939).
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 diễn ra với sự tác động của yếu tố khách quan rất lớn, nhất là Nghị quyết của Đại hội lấn thứ VII Quốc tế Cộng sản(7 – 1935) và Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
- Đặc biệt có những hình thức đấu tranh, phong trào đấu tranh mới mẻ, lần đầu tiên được Đảng tiến hành đấu tranh công khai.
- Kết quả và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng.
- Nâng cao nhiệt tình cách mạng, hăng hái tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Các tác phẩm lịch sử viết về thời kì 1936 - 1939.
- Tìm hiểu văn học thời kì 1936 – 1939.
- Phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930)?
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Dương (3/1935)?
3. Bài mới
Nêu khái quát về phong trào dân chủ 1936 – 1939, sau đó trình bày các mục cụ thể của bài
Các hoạt động của GV-HS | Kiến thức cơ bản |
---|---|
GV dùng bản đồ thế giới khái quát sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa phát xít ở các khu vực trên thế giới, sau đó nêu câu hỏi: ? Trong những năm 1936-1939 tình hình chính trị thế giới có những chuyển biến như thê nào? HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
? Tình hình đó đã tác động đến nền kinh tế –xã hội Việt Nam như thế nào? HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý, với những ý cơ bản sau: - Thời kỳ 1936-1939- Nền kt VN vẫn lạc hậu, lệ thuộc vào kt Pháp. - Phần lớn nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ, tạo động lực lớn cho pt đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. GV dùng bản đồ chỉ rõ địa điểm diễn ra hội nghị trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 7/1939 ở Thượng Hải (TQ), sau đó nêu cau hỏi: ? Trình bày hoàn cảnh và nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936? 7/1936, Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị BCH TW ĐCSĐD tại Thượng Hải ( Trung Quốc). Hội nghị căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh Tích hợp ; thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ⇒ đoàn kết 3 nước ( sự lãnh đạo của đảng )
GV tóm tắt sơ lược các phong trào đấu tranh tiêu biểu trên lược đồ.
? Phân tích ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của pt dân chủ 1936-1939?
+ Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc. | I. Tình hình thế giới và trong nước 1) Tình hình thế giới - Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản =. Nguy cơ chiến tranh thế giới. - Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII xác định + Kẻ thù: chủ nghĩa phát xít + Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, + Mục tiêu đấu tranh: Đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình + Thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. - Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. 2) Tình hình trong nước - Ở Việt Nam nhiều đảng phái chính trị hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất. - Thực dân Pháp tăng cường khai thác bóc lột thuộc địa Đời sống của đa số nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
II. Phong trào đấu tranh 1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936? 7-1936 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương - Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc ⇒ giành độc lập dân tộc và chông phong kiến ⇒ tụ do dân chủ. - Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt :chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai. - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. - Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ⇒ đoàn kết 3 nước Đông dương, đến tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. 2. Phong trào đấu tranh - 8-1936 Đảng vận động nhân dân họp bàn các yêu cầu tự do, dân chủ ⇒ “ Dân nguyện“ tiến tới triệu tập Đong dương đại hội (8-1936) - 1937 Phái viên Pháp sang, quần chúng mit tinh „“ Đón rước“ nhằm beuur dương lực lượng yêu cầu về dân sinh , dân chủ - 1-5-1938 mit tinh kỷ nirmj ngày quốc tế lao động công khai ở nhà Đấu xảo (HN) và nhiều nơi khác 3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939 * Ý nghĩa: + Phong trào dân chủ 1936 - 1939, là phong trào đông đảo nhân dân tham gia, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. + Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. + Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành ; Đảng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh. + Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác. * Bài học kinh nghiệm: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 để lại nhiều bài học về: + Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.tập hợp đông dảo quần chúng nhân dân + Phương pháp đấu tranh: bí mật, công khai, hợp pháp. + Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng ⇒ Phong trào dân chủ 1936 - 1939, như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. |
4. Củng cố
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1936-1939 như thế nào?
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936?
- Những phong trào đấu tranh tiêu biểu trong pt dân chủ 1936-1939?
- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939?
5. Dặn dò
- Trả lời câu hỏi trong SGK và đọc bài mới ở nhà?
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 1)
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 2)
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tiết 3)
- Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (tiết 1)
- Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (tiết 2)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12