Giáo án KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 11 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, phù hợp với lứa tuổi.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong xã hội. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Tôn trọng và thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.

- Video, tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

b. Nội dung:

- GV cho HS xem video vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi xem video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác tại nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Đa Kao, quận 1, TP HCM): (lấy từ 0p20 đến 5p21)

https://youtu.be/Rbl-ChvcMSQ?si=k_zgNb-OddhVKt-J

- Sau khi xem video, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hành vi của bà Nguyễn Thị Hương Tâm, ông Nguyễn Hải Nam, ông Lâm Hoàng Tùng đã xâm phạm đến quyền nào của bà Hoàng Thị Thu Thảo? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Ngày 19/9/2019, khi bà Hoàng Thị Thu Thảo không có ở nhà, các bị cáo đã tự ý đưa con của bà Hoàng Thị Thu Thảo ra khỏi nhà, dùng vũ lực và gây sức ép tinh thần nhằm đuổi những người trong nhà để chiếm giữ căn nhà. Sau khi chiếm giữ được căn nhà, các bị cáo thuê công ty bảo vệ trông coi, không cho người nhà của bà Hoàng Thị Thu Thảo vào nhà. Bên cạnh đó, các bị cáo còn cho người tháo bỏ vật dụng trong nhà. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của bà Hoàng Thị Thu Thảo.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Chỗ ở là nơi cư trú riêng của mỗi người, có thể thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc cá nhân có quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Để hiểu rõ hơn về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

a. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu được nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và các tình huống ở mục 1 trong SGK tr.124, 125.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm về các tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.125:

a) Từ các thông tin trên, em hãy cho biết trong tình huống 1, ông T đã bảo vệ quyền của mình như thế nào.

b) Trong tình huống 2, ông C có quyền vào nhà H không? Vì sao?

c) Các thông tin 1, 2, 3 nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?

­- GV cung cấp thêm hình ảnh, video liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó. Việc khám xét cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học