Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 10

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hệ thống hóa được kiến thức về chủ đề 10 

- Luyện tập các bài tập trắc nghiệm và tự luận theo yêu cầu cần đạt của chủ đè

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập trong Chủ đề 10.

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong lớp về các nội dung ôn tập chủ đề.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí và sáng tạo.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của chủ đề bằng các sơ đồ, bảng biểu; Tổng kết mối liên hệ các kiến thức trong chủ đề.

- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng các thông tin, dữ liệu khoa học các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất bao gồm cả nhiên liệu hoá thạch. Qua đó, nêu được nguyên nhân, hậu quả ‒ tác động của hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên toàn cầu.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ bản vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các hình ảnh, video, máy chiếu.

- Bảng A,B,C,D

- Bảng nhóm

- Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1

Trắc nghiệm

Câu 1. Nguyên tố nào phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất?

A. Carbon.              

B. Oxygen.                 

C. Sắt.                        

D. Silicon.

Câu 2. Biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững là

(1) Khai thác nguyên liệu triệt để

(2) Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.

(3) Kiểm soát, xử lí chất thải

(4) Bảo vệ nguồn tài nguyên.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                       

B. 2.                           

C. 3.                           

D. 4.

Câu 3. Nhỏ một vài giọt hydrochloric acid lên một viên đá vôi thu được hiện tượng nào sau đây?

A. Đá vôi đổi màu.                                      

B. Không có hiện tượng gì.

C. Sủi bọt khí.                                             

D. Đá vôi bốc cháy.

Câu 4. Vấn đề nào sau đây là sai khi nói về khai thác quặng?

A. Cần khai thác nhanh chóng, triệt để.

B. Khi khai thác quặng cần chú ý đến an toàn lao động.

C. Cần kiểm soát và có biện pháp xử lý chất thải khi khai thác quặng.

D. Cần khai thác quặng hợp lý để giữ gìn tài sản quốc gia.

Câu 5. Nhiên liệu hóa thạch

A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.

B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. được tạo thành từ quá trình phân hủy các sinh vật chôn vùi hàng triệu năm trước.

D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 6. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

D. Chẻ nhỏ củi.

Câu 7. Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

A. hô hấp của sinh vật.                                 

B. quang hợp của cây xanh.

C. phân giải chất hữu cơ.                             

D. khuếch tán.

Câu 8. Hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra những ảnh hưởng gì cho môi trường?

A. Hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra sự tăng nhiệt độ toàn cầu, thay đổi khí hậu, tăng mực nước biển, và ảnh hưởng đến sinh học và môi trường.

B. Hiện tượng ấm lên toàn cầu chỉ làm tăng mực nước biển.

C. Hiện tượng ấm lên toàn cầu không ảnh hưởng gì đến môi trường.

D. Hiện tượng ấm lên toàn cầu chỉ thay đổi khí hậu, không tăng nhiệt độ toàn cầu.

Câu 9. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí COtrong khí quyển là

A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.

B. tăng cường chu trình carbon trong hệ sinh thái.

C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.

D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.

Câu 10. Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở hai cực Trái Đất.                     

B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.                      

D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2

Câu 1. Vì sao cần khai thác đá vôi hợp lí? Việc khai thác đá vôi và sản xuất xi măng có ảnh hưởng gì đến môi trường sống?

............................................................................................................

............................................................................................................

Câu 2. Người ta thường bơm không khí vào hố gas hoặc đáy giếng sâu trước khi tiến hành thu gom rác hoặc nạo vét. Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của việc làm trên.

............................................................................................................

............................................................................................................

Câu 3. Một loại bình gas (loại 12 kg) được sử dụng trong gia đình chứa hỗn hợp gồm 4,8 kg propane và 7,2 kg butane. Biết nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1 gam propane là 50,3 kJ và khi đốt cháy 1 gam butane là 49,5 kJ. Tính nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas trên.

............................................................................................................

............................................................................................................

............................................................................................................

Câu 4. Theo em, nhiệt độ môi trường tăng cao do sự ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng oxygen hoà tan trong nước ở các khu vực nuôi cá?

............................................................................................................

Câu 5. Những nguyên nhân nào làm cho lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu quả và để xuất một số biện pháp hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong bầu khí quyển.

............................................................................................................

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, vấn đáp, nghiên cứu

- Kĩ thuật sơ đổ tư duy, công não, động não

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS, hệ thống sơ lược nội dung liên quan bài học.

b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi:  Truyền bóng nhanh

Hướng dẫn: Truyền bóng quanh lớp, sau khi kết thúc ba câu hát hoặc có hiệu lệnh của giáo viên thì dừng bóng, bóng trong tay ai thì người đó cho biết một nội dung liên quan trọng tâm nội dung chương 10.

c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học tham gia trò chơi.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giao nhiệm vụ:

Trò chơi: Truyền bóng nhanh

Luật chơi: Truyền bóng quanh lớp học, khi bóng di chuyển cả lớp đồng thanh hát ba câu hát trong các bài hát thiếu nhi, khi kết thúc ba câu hát hoặc có hiệu lệnh của giáo viên thù dừng chuyền bóng. Bóng trong tay ai, người đó sẽ cho biết một nội dung trong tâm liên quan đến khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất.

- Sau khi bóng dừng 10 giây mà chưa nói đc nội dung sẽ vào đội hình thua cuộc.

Tiếp nhận nhiệm vụ.

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, ra hiệu lệnh dừng bóng khi cần thiết.

Cá nhân học sinh tích cực tham gia.

Đặt vấn đề vào bài

 

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học