Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.

+ Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, có cánh.

+ Dựa vào  hình ảnh mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.

+ Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.

+ Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.

+ Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.

- Tìm hiểu tự nhiên: Phân tích và đặt được câu hỏi liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể. Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về bài học để giải thích được một số vấn đề thực tiễn.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 9, kế hoạch bài dạy.

- Hình ảnh liên quan đến bài học.

- Phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập số 1

Đọc thông tin SGK và quan sát hình 35.1, thực hiện các yêu cầu sau:

Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

1. Cho biết nhiễm sắc thể được cấu tạo từ những thành phần nào?

…………………………………………………………………………………………

2. Nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực có thể quan sát được hình thái đặc trưng rõ nhất dưới kính hiển vi ở ………………………………………………………..

3. Các vị trí A, B, C ở hình ảnh sau đây tương ứng với những bộ phận nào của NST?

Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

- Vị trí A tương ứng với ……… của NST.

- Vị trí B tương ứng với ………… của NST.

- Vị trí C tương ứng với …………. của NST.

4. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là ………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

2. Học sinh: 

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 9.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu: 

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho vấn đề:

+ Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 × 108 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng hoàn toàn thì phân tử này dài khoảng 4 cm, gấp hàng nghìn lần đường kính của nhân tế bào. Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào người?

c) Sản phẩm: 

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: 

+ Ở người, trung bình một phân tử DNA gồm có 1,5 × 108 cặp nucleotide. Nếu được duỗi thẳng hoàn toàn thì phân tử này dài khoảng 4 cm, gấp hàng nghìn lần đường kính của nhân tế bào. Theo em, bằng cách nào mà phân tử DNA có thể nằm gọn trong nhân tế bào người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Trong nhân tế bào, phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histone tạo nên chuỗi nucleosome, chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau làm nhiễm sắc thể có khả năng co xoắn cực đại. Nhờ cách cấu trúc đặc biệt này mà phân tử DNA có kích thước lớn, mang nhiều gene được đóng gói bên trong mỗi nhiễm sắc thể và nằm gọn trong nhân tế bào.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học