Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 1: Công và công suất
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
Sau khi học sinh học xong bài này, sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
- Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
- Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu công và công suất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng với các bạn trong nhóm hỗ trợ nhau thực hiện được nhiệm vụ GV giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ phát sinh khi làm việc với các bạn, thực hiện nhiệm vụ của gv giao.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết khi nào thì lực thực hiện công.
- So sánh tốc độ thực hiện công của vật.
- Liệt kê được đơn vị thường dùng đo công và công suất.
- Vận dụng được công thức tính công và công suất.
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu thích, hứng thú với kiến thức công và công suất.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, cẩn thận trình bày bài thuyết trình một vấn đề khoa học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Bài giảng ppt, laptop.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập + Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò của học sinh về công và công suất.
b. Nội dung:
GV nêu tình huống có vấn đề: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét (hình 1.1).
Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công cơ học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Có phải lực nào cũng thực hiện được công cơ học? Và công thức tính công cơ học là gì? Chúng ta cùng vào bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Dự đoán: Công có học có giá trị bằng lực tác dụng lên vật nhân với quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực: A = F.s.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống có vấn đề. - GV mời một vài HS trả lời câu hỏi nêu trên tình huống. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ câu trả lời. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV. (Dự kiến ở mục c. Sản phẩm) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới. |
Bài 1. Công và công suất |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khi nào lực thực hiện công cơ học
a. Mục tiêu: Biết được khi nào lực thực hiện công.
b. Nội dung:
- GV lấy ví dụ để HS phán đoán trường hợp nào thì lực thực hiện công cơ học.
VD: Có một bệnh nhân nằm trên xe cáng và một nhân viên y tế đẩy xe cáng làm xe chuyển động. Theo em, có những lực nào tác dụng lên xe cáng và lực nào làm xe cáng chuyển động.
Từ đó em hãy cho biết: Lực nào thực hiện công và khi nào thì lực thực hiện công?
- GV chốt câu trả lời và kết luận.
- GV yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ hoạt động em đã thực hiện công trong cuộc sống hàng ngày và giải thích.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và cho biết: Các lực được mô tả trong hình 1.3 có sinh công hay không? Vì sao?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
* Dự đoán:
- Các lực tác dụng lên xe cáng là:
+ Trọng lượng của bệnh nhân tác dụng lên xe cáng một lực ép phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
+ Mặt đất tác dụng lên xe cáng một lực đẩy phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
+ Nhân viên y tế tác dụng lên xe cáng một lực đẩy theo phương ngang.
- Lực làm xe cáng chuyển động là lực đẩy của nhân viên y tế. Lực thực hiện công khi lực đó làm cho vật chuyển động.
- Ví dụ:
+ Đầu tàu hỏa kéo các toa tàu bằng một lực có phương nằm ngang làm các toa tàu dịch chuyển theo hướng của lực. Ta nói, lực kéo của đầu tàu đã thực hiện công.
+ Vận động viên ném quả tạ bằng một lực có phương nằm ngang làm quả tạ bay ra xa theo hướng của lực. Ta nói, lực của tay người đã thực hiện công.
- Hình 1.3a: Lực trong hình này có sinh công vì thùng hàng có di chuyển theo hướng của lực tác dụng.
- Hình 1.3b: Lực trong hình này không sinh công vì túi xách không di chuyển theo hướng của lực tác dụng.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)