Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 1

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

• Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học: công và công suất, động năng, thế năng, cơ năng.

• Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với năng lượng cơ học.

2. Năng lực

Năng lực chung:

• Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, phát triển khả năng tự duy độc lập của HS.

• Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc tập thể, trao đổi và chia sẻ ý tưởng các nội dung học tập.

• Năng lực giải quyết vấn đề: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

• Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên và năng lượng cơ học.

• Tìm hiểu tự nhiên:

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

• Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học: công và công suất, động năng, thế năng, cơ năng.

+ Giải thích được các trường hợp trong đời sống gắn liền với năng lượng cơ học.

3. Phẩm chất

• Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

• Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

• SGK, SBT, SGV Khoa học tự nhiên 9, Kế hoạch bài dạy.

2. Đối với học sinh:

• HS cả lớp: SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học trong chủ đề Năng lượng cơ học.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ; HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học: Công cơ học là gì? Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

Công cơ học thường được gọi tắt là công, đó là số đo phần năng lượng được truyền từ vật này qua vật khác trong tương tác giữa các vật.

Ví dụ: Nhân viên y tế đẩy xe cáng bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong các bài trước, các em đã có những kiến thức cơ bản về năng lượng cơ học. Để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, chúng ta hãy cùng vào bài học hôm nay: Bài tập (Chủ đề 1).

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hệ thống hóa kiến thức trong chủ đề 1

a. Mục tiêu: Khái quát được nội dung về kiến thức mà HS đã học trong chủ đề 1.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu những kiến thức trọng tâm đã học trong chủ đề 1.

+ Thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức này vào khổ giấy A0.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành Phiếu đánh giá (đính kèm phía dưới Hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thảo luận, vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng cho cả lớp cùng quan sát.

- Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chí đánh giá do GV đưa ra.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết lại những kiến thức đã tìm hiểu trong chủ đề và định hướng HS hoàn thành các bài tập vận dụng trong chủ đề.

- GV chuyển sang hoạt động Luyện tập.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 1 | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ KĨ NĂNG

THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM HỌC TẬP

TRONG HOẠT ĐỘNG 1 CỦA NHÓM…

Họ và tên học sinh:

Nhóm:

STT

Tiêu chí

Không

1

Sơ đồ tư duy rõ ràng, đúng yêu cầu (1,5 điểm)

2

Thiết kế bắt mắt, đẹp, sáng tạo (1,5 điểm)

3

Trình bày được ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy (1,0 điểm)

4

Trình bày đủ kiến thức đã học trong chủ đề (2,0 điểm)

5

Diễn đạt trôi chảy, to rõ (1,0 điểm)

6

Thuyết trình dễ hiểu, súc tích (1,0 điểm)

7

Tương tác với người nghe trong khi thuyết trình (1,0 điểm)

8

Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (1,0 điểm)

Góp ý cụ thể:

2. Hoạt động 2: Ôn tập chủ đề thông qua câu hỏi trắc nghiệm

a) Mục tiêu: Ôn tập và kiểm tra các kiến thức của chủ đề qua các câu hỏi trắc nghiệm.

b) Nội dung:Trò chơi Ai về đích trước.

💥CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi. Chẳng hạn: Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm nào có câu trả lời trước thì được lên một bậc, nhóm nào về đích trước thì giành chiến thắng.

Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

A. A = F/s

B. A = F.s

C. A = s/F

D. A = F –s

Đáp án: B

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang

D. Quả nặng rơi từ trên xuống

Đáp án: D

Câu 4: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

Đáp án: B

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học