Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 15: Sự sinh sản của động vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của động vật.

- Nêu được tên một số động vật đẻ trứng, đẻ con và các hình thức sinh sản của chúng qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc phân biệt được động vật đẻ con và đẻ trứng, đặt được các câu hỏi liên quan đến vấn đề.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trung thực trong thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự sinh sản của động vật.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Hình 1 (SGK trang 57).

SGK trang 57.

Nêu tên một số động vật đẻ con, đẻ trứng

Hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (SGK trang 57, 58).

SGK trang 57, 58.

Phân loại được động vật đẻ trứng, động vật đẻ con

 

Tranh ảnh sưu tầm về các loài động vật đẻ trứng, đẻ con.

– Tiết 2:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

 

Những hình vẽ về các con vật (hoặc tranh ảnh sưu tầm).

Khám phá quá trình sinh sản của một số động vật

Hình 10a, 10b, 10c, 10d (SGK trang 58); 11a, 11b, 11c, 11d, 11e (SGK trang 59).

SGK trang 58, 59.

Trò chơi “Hỏi – đáp”

 

Một số câu hỏi có nội dung về sự sinh sản của động vật.

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự sinh sản của động vật để dẫn dắt vào bài học mới.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 57) hoặc các tranh ảnh, video khác có tính chất tương tự để tổ chức hoạt động khởi động.

- GV đặt các câu hỏi:

+ Gà con được sinh ra từ đâu?

+ Gà mẹ đẻ con hay đẻ trứng?

+ Kể tên những con vật đẻ con, đẻ trứng mà em biết.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- Dựa vào thực tế câu trả lời của HS, GV ghi chú một số yếu tố có liên quan lên bảng, nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sự sinh sản của động vật”.

- HS quan sát hình hoặc tranh ảnh, xem đoạn video.

- HS trả lời:

+ Gà con được sinh ra từ gà mẹ.

+ Gà mẹ đẻ trứng.

+ HS kể theo sự hiểu biết của bản thân.

- HS trả lời cá nhân trước lớp.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS trả lời được các câu hỏi.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Nêu tên một số động vật đẻ con, động vật đẻ trứng (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết được động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp thảo luận nhóm.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (SGK trang 57, 58), thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nói tên của động vật trong các hình từ 2 đến 9. Động vật nào đẻ trứng? Động vật nào đẻ con?

+ Theo em, động vật có những hình thức sinh sản nào?

- GV hướng dẫn HS các nhóm quan sát hình và chia sẻ trong nhóm.

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận.

– HS quan sát hình, thảo luận và trình bày:

+ Động vật đẻ trứng: bướm, gián, cá, rắn, ếch, gà. Động vật đẻ con: ngựa, chuột.

+ Động vật có hai hình thức sinh sản: đẻ trứng và đẻ con.

- HS thảo luận và chia sẻ trong nhóm.

- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thảo luận theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.

- HS rút ra được kết luận: Động vật có hai hình thức sinh sản: đẻ trứng và đẻ con.

3.3. Hoạt động luyện tập: Phân loại được động vật đẻ trứng, động vật đẻ con (15 phút)

a) Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật; hiểu và vận dụng kiến thức đã học để phân loại động vật thành hai nhóm: động vật đẻ trứng, động vật đẻ con.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành hai đội và tổ chức cho HS thi đua kể tên một số động vật mà em biết. Mỗi đội cử một HS lên bảng ghi lại tên các con vật mà nhóm tìm được.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xếp tên các con vật vừa tìm được vào hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. Tuỳ theo điều kiện thực tế, GV có thể yêu cầu HS sưu tầm hình ảnh các con vật trước ở nhà và mang đến lớp để nói với bạn tên con vật trong hình và xếp chúng thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.

- GV mời các nhóm nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.

- HS chia đội và cử đại diện tham gia thi.

- HS thảo luận và phân loại động vật thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

Động vật đẻ trứng

Động vật đẻ con

Gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, ngỗng, đà điểu,...

Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo,..

- HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thực hiện theo nhóm lớn.

- HS phân biệt được động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

Tiết 2

4. Các hoạt động dạy học (tiết 2)

4.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Kết nối nội dung với tiết học trước và tạo tâm thế vui vẻ để HS bắt đầu tiết học mới.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS triển lãm tranh về chủ đề “Động vật quanh em”.

- GV hướng dẫn HS trưng bày những hình vẽ về các con vật (hoặc tranh ảnh sưu tầm) đã chuẩn bị ở nhà và cho biết con vật đó là động vật đẻ trứng hay động vật đẻ con.

- GV mời một số HS chia sẻ sản phẩm của mình.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

- HS trưng bày hình vẽ hoặc tranh ảnh đã sưu tầm trong nhóm.

- HS chia sẻ sản phẩm của mình.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS tham gia tích cực vào hoạt động triển lãm, giới thiệu được sản phẩm của mình.

4.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Khám phá quá trình sinh sản của một số động vật (20 phút)

a) Mục tiêu: HS trình bày được quá trình sinh sản của một số động vật.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV tổ chức cho HS quan sát các hình 10a, 10b, 10c, 10d (SGK trang 58); 11a, 11b, 11c, 11d, 11e (SGK trang 59), đọc nội dung trong các hộp thông tin, thảo luận nhóm và cho biết:

+ Vai trò của con đực và con cái trong sinh sản ở động vật.

– HS quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm; cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.

+ Tinh trùng được hình thành trong cơ quan sinh dục của con đực. Trứng được hình thành trong cơ quan sinh dục của con cái.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học