Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 18: Vi khuẩn quanh ta
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Yêu cầu cần đạt
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận ra được vi khuẩn có kích thước nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường.
- Nêu được nơi sống của vi khuẩn qua quan sát tranh ảnh, video.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận.
1.3. Phẩm chất chủ yếu
- Trách nhiệm với công việc được giao ở lớp.
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
2. Đồ dùng dạy học
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Câu hỏi khởi động (SGK trang 66). |
SGK trang 66. |
Khám phá hình dạng, kích thước của vi khuẩn. |
Hình 1 (SGK trang 66). |
SGK trang 66. |
Tìm hiểu nơi sống của vi khuẩn |
Hình 2, 3, 4, 5, 6(SGK trang 66). |
SGK trang 66. |
Cùng sáng tạo |
Đất nặn các màu, bảng học sinh hoặc bìa các-tông. |
SGK trang 67. |
Cùng thảo luận |
Câu hỏi thảo luận (SGK trang 67). |
SGK trang 67. |
3. Các hoạt động dạy học
3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS làm quen với chủ đề Vi khuẩn và tạo tâm thế sẵn sàng vào bài học.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV giới thiệu chủ đề 4: Vi khuẩn. - GV tổ chức cho HS đọc câu hỏi và trả lời theo cặp hoặc có thể tổ chức các trò chơi như “Vũ điệu rửa tay”, “Hỏi nhanh – đáp chuẩn”,… - GV mời hai HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Vi khuẩn quanh ta”. GV giới thiệu: Vi khuẩn là sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, không thể nhìn bằng mắt thường. Ta chỉ có thể quan sát chúng qua kính hiển vi. |
- HS lắng nghe. - HS đọc câu hỏi ở hoạt động Khởi động (SGK trang 66): Vì sao em cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh? - HS thảo luận nhóm đôi, một HS hỏi và một HS trả lời. - HS trả lời cá nhân. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời được: Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Lưu ý: GV khuyến khích HS trả lời tự do, không chỉnh sửa các câu trả lời của HS.
3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức
3.2.1. Hoạt động 1: Khám phá hình dạng, kích thước của vi khuẩn (7 phút)
a) Mục tiêu: HS nhận biết được hình dạng, kích thước của vi khuẩn.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin trong hình 1 (SGK trang 66). - GV hỏi: Các em thấy vi khuẩn có những hình dạng gì? Kích thước của vi khuẩn như thế nào? - GV mời một số HS trả lời. - GV mời các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức: + Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau, trong đó có ba dạng điển hình là hình que, hình xoắn và hình cầu. + Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ bé, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được vi khuẩn khi quan sát dưới kính hiển vi. – GV mở rộng thêm kiến thức cho HS: Vi khuẩn là sinh vật đơn bào rất nhỏ bé, có kích thước khoảng 0,5 – 10 micrômét. Micrômét là đơn vị đo lường quốc tế, viết tắt là µm (1 µm = 0,0001 cm). Vi khuẩn nhỏ bé tới mức có vài nghìn vi khuẩn có thể bám trên một cái đinh ghim. |
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh. - HS trả lời: + Hình dạng của vi khuẩn: hình que, hình xoắn và hình cầu. + Kích thước của vi khuẩn: rất nhỏ bé không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. - HS nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe. – HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS hoạt động nhóm đôi và trả lời cá nhân.
- HS trả lời được:
+ Hình dạng của vi khuẩn: hình que, hình xoắn và hình cầu.
+ Kích thước của vi khuẩn: rất nhỏ bé không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
3.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nơi sống của vi khuẩn (8 phút)
a) Mục tiêu: HS nhận biết được nơi sống của vi khuẩn.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật mảnh ghép.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 (SGK trang 66) để nhận biết nơi sống của vi khuẩn. - GV mời 2 – 3 HS chỉ hình 2, 3, 4, 5, 6 và nói về một số nơi sống của vi khuẩn. - GV mời HS khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Vi khuẩn sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất như không khí, đất, nước; cơ thể người, thực vật và động vật,... |
- HS chia nhóm. - HS quan sát và mô tả các hình: + Hình 2: Vi khuẩn sống ở trên cơ thể các sinh vật (thực vật, động vật), trên những đồ dùng trong ngôi nhà như bàn, ghế, bếp, nhà vệ sinh,… + Hình 3: Vi khuẩn sống trong không khí,… + Hình 4: Vi khuẩn sống ở trên cơ thể thực vật như lá rau, củ, quả,… + Hình 5: Vi khuẩn sống ở trong nước và trên cơ thể các sinh vật sống trong nước,… + Hình 6: Vi khuẩn sống ở trên cơ thể người, hiện diện nhiều ở một số cơ quan và bộ phận của cơ thể như tay, chân, cơ quan tiêu hoá,… - HS nhận xét và bổ sung. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời được: Vi khuẩn sống ở khắp mọi nơi trên Trái Đất như không khí, đất, nước; cơ thể người, thực vật và động vật,...
3.3. Hoạt động luyện tập: Cùng sáng tạo (8 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về hình dạng của vi khuẩn để tạo hình vi khuẩn bằng đất nặn.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thực hành.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm một bộ đất nặn nhiều màu. - GV yêu cầu các nhóm dùng đất nặn để tạo hình các loại vi khuẩn. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi tạo hình. - GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm với cả lớp. - GV dẫn dắt HS rút ra kết luận về hình dạng của vi khuẩn và nhắc lại kích thước, nơi sống của vi khuẩn để khắc sâu kiến thức. - GV nhận xét, khen các nhóm thực hiện tốt. |
- HS chia nhóm và nhận đất nặn. - HS thực hiện nặn theo nhóm. HS tạo hình một số vi khuẩn từ đất nặn. HS tự do sáng tạo màu sắc, kích thước, hình dạng của vi khuẩn. - Các nhóm chia sẻ sản phẩm và nhận xét sản phẩm của nhau. - HS lắng nghe và rút ra kết luận. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS nặn được các hình dạng của vi khuẩn và rút ra được kết luận về hình dạng, kích thước và nơi sống của vi khuẩn.
3.4. Hoạt động vận dụng: Cùng thảo luận (7 phút)
a) Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về hình dạng, kích thước và nơi sống của vi khuẩn. Giúp HS biết vận dụng kiến thức vào việc vệ sinh cá nhân như rửa tay, chải răng, tắm gội sạch sẽ,…; phát triển năng lực khái quát hoá, trao đổi và thảo luận, hoạt động nhóm.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp sắm vai.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc nhóm 6. - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục Cùng thảo luận (SGK trang 67) và giao nhiệm vụ: Vẽ hoặc viết về hình dạng, kích thước và nơi sống của vi khuẩn vào giấy khổ A3 (hoặc A0). |
- HS chia nhóm. - HS đọc nội dung mục Cùng thảo luận, lắng nghe yêu cầu và thực hiện theo nhóm. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 22: Một số đặc điểm của nam và nữ
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)