Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Kể được tên một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra.

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong xử lí tình huống và chia sẻ những việc làm để phòng tránh bệnh tả, bệnh lao phổi.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận, đóng vai để nói về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm với công việc được giao ở lớp.

- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Câu hỏi khởi động (SGK trang 71).

SGK trang 71.

Tìm hiểu về bệnh tả

Hình 1 (SGK trang 71).

SGK trang 71.

– Tiết 2:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Câu hỏi khởi động.

SGK trang 72.

Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Các hình 2 – 6 (SGK trang 72).

SGK trang 72.

Em tập làm bác sĩ

Các hình 7 – 6 (SGK trang 73).

SGK trang 73.

Xử lí tình huống

Hình 8, 9 (SGK trang 73).

SGK trang 73.

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số bệnh do vi khuẩn gây ra để dẫn dắt vào bài học mới.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi ở hoạt động Khởi động (SGK trang 71): Em đã bao giờ bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục chưa? Em có biết nguyên nhân nào dẫn đến bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục không?

- GV tổ chức cho HS hỏi – đáp theo cặp.

- GV mời một số HS lên hỏi – đáp trước lớp.

- GV nhận xét chung, giải thích cho HS: Khi bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục kèm theo nôn, chóng mặt,… là những triệu chứng cho biết cơ thể bị mắc bệnh tả, đây là một trong những bệnh do vi khuẩn gây ra.

- GV dẫn dắt vào bài học “Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra”.

- HS chia nhóm, đọc nội dung câu hỏi ở hoạt động Khởi động (SGK trang 71).

- Một HS đặt câu hỏi, một HS trả lời. Ví dụ:

+ Bạn hỏi: Bạn đã bao giờ bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục chưa? Bạn có biết nguyên nhân nào dẫn đến bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục không?

+ Bạn trả lời: Mình đã từng bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần liên tục do bị ngộ độc thực phẩm.

- Một số HS hỏi – đáp trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS trả lời được câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.

- Lưu ý: GV khuyến khích HS trả lời tự do, không chỉnh sửa các câu trả lời của HS.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu về bệnh tả (30 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tả.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK trang 71), đọc nội dung trong các hộp thông tin và thảo luận nhóm để viết thành sơ đồ tư duy vào giấy A4 hoặc A3 theo các nội dung sau:

+ Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tả.

+ Cách phòng tránh bệnh tả.

+ Hậu quả do bệnh tả gây ra.

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét.

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng, lưu loát, có thêm những ý mới về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tả.

- GV tổng kết lại và hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- GV khuyến khích HS đọc mục Em tìm hiểu thêm để có thông tin: Vi khuẩn tả có thể sống trong phân người, động vật khoảng 150 ngày; trên rau quả từ 7 đến 8 ngày và trong nước khoảng 20 ngày.

- HS chia nhóm, quan sát hình 1, đọc thông tin và thảo luận nhóm.

- HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào giấy A4 hoặc A3 theo các nội dung: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tả. Cách phòng tránh bệnh tả. Hậu quả của bệnh tả gây ra cho người bệnh.

- HS đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và khái quát được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tả.

- HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận:

+ Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra, lây truyền qua cơ quan tiêu hoá, bệnh tả có thể nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được chữa trị kịp thời.

+ Để phòng tránh bệnh tả, chúng ta cần: Giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đi đại tiện đúng nơi quy định; sử dụng thức ăn ngay sau khi đã được nấu chín kĩ, uống nước đã được đun sôi; sử dụng thực phẩm an toàn;...

- HS lắng nghe và thực hiện.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thảo luận theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.

- HS rút ra được kết luận:

+ Bệnh tả do vi khuẩn tả gây ra, lây truyền qua cơ quan tiêu hoá, bệnh tả có thể nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được chữa trị kịp thời.

+ Để phòng tránh bệnh tả, chúng ta cần: Giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đi đại tiện đúng nơi quy định; sử dụng thức ăn ngay sau khi đã được nấu chín kĩ, uống nước đã được đun sôi; sử dụng thực phẩm an toàn;...

Tiết 2

4. Các hoạt động dạy học (tiết 2)

4.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh tả để dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành hai đội chơi và tổ chức cho HS thi đua tìm những từ khoá quan trọng liên quan đến bệnh tả. Trong thời gian quy định, nhóm nào tìm đúng và được nhiều từ khoá nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.

- GV đặt câu hỏi: Ngoài bệnh tả do vi khuẩn gây ra, các em còn biết những bệnh nào khác do vi khuẩn gây ra không?

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

- HS chia đội và thi đua tìm từ khoá. Ví dụ: nôn, tiêu chảy nhiều lần liên tục, sốt, chuột rút,…

- HS lắng nghe và trả lời theo khả năng hiểu biết của bản thân.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS tham gia tích cực, tìm được các từ khoá liên quan đến bệnh tả như: nôn, tiêu chảy nhiều lần liên tục, sốt, chuột rút,…

4.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu về bệnh lao phổi (15 phút)

a) Mục tiêu: HS nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lao phổi.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 (SGK trang 72), đọc nội dung trong các hộp thông tin và thảo luận nhóm để viết thành sơ đồ tư duy vào giấy A4 hoặc A3 theo các nội dung sau:

+ Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lao phổi.

+ Cách phòng tránh bệnh lao phổi.

+ Hậu quả do bệnh lao phổi gây ra.

- HS chia nhóm, quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm.

- HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào giấy A4 hoặc A3 theo sự sáng tạo của từng nhóm về các nội dung: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lao phổi. Cách phòng tránh bệnh lao phổi. Hậu quả do bệnh lao phổi gây ra.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học