Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Yêu cầu cần đạt
1.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Hệ thống lại kiến thức về một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật.
- Vẽ vòng đời của một số động vật mà em biết và đề xuất được biện pháp để làm giảm thiệt hại do động vật gây ra trong trồng trọt và trong đời sống hằng ngày.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho), ghi chú các thông tin đi kèm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số việc làm trong trồng trọt và trong đời sống hằng ngày.
1.3. Phẩm chất chủ yếu
- Trung thực trong thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Chăm chỉ: Ham hiểu biết và tìm hiểu về các vấn đề trong chủ đề Thực vật và động vật.
2. Đồ dùng dạy học
Hoạt động |
GV |
HS |
Khởi động |
Các câu hỏi phục vụ trò chơi. |
|
Sơ đồ hoá |
Sơ đồ gợi ý (SGK trang 64). |
SGK trang 64. |
Em tập làm nhà khoa học |
Giấy, bút, màu vẽ. |
3. Các hoạt động dạy học
3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học trong chủ đề Thực vật và động vật.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Hỏi nhanh – Đáp chuẩn”. Cách chơi: Người quản trò sẽ đọc một câu hỏi (trong số các câu hỏi đã chuẩn bị trước) và sau đó mời một người chơi bất kì đứng lên trả lời nhanh cho câu hỏi đó. Nếu người chơi trả lời đúng thì được cả lớp vỗ tay tuyên dương, nếu người chơi trả lời chưa chính xác thì quản trò sẽ mời bạn khác hỗ trợ đến khi nào giải được câu hỏi. Trò chơi cứ tiếp tục đến khi nào hết câu hỏi thì dừng. - GV có thể chuẩn bị câu hỏi theo những nội dung gợi ý sau: + Nói những điều em biết về sự sinh sản của thực vật có hoa. + Nói những điều em biết về sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa. + Nói những điều em biết về sự sinh sản của động vật. + Nói những điều em biết về sự lớn lên và phát triển của động vật. - GV cử một HS lên làm quản trò để điều khiển cả lớp tham gia trò chơi. - GV theo dõi và hỗ trợ giải đáp cho HS khi cần thiết. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật”. |
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia chơi. - Một HS lên điều khiển. - HS tham gia chơi và trả lời câu hỏi mà quản trò nêu ra. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS trả lời được các câu hỏi của trò chơi.
3.2. Hoạt động 1: Sơ đồ hoá chủ đề Thực vật và động vật (15 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập, khái quát hoá kiến thức đã học được trong chủ đề Thực vật và động vật.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp thảo luận nhóm.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS tham khảo sơ đồ gợi ý (SGK trang 64), thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: Viết, vẽ những điều em đã học được trong chủ đề Thực vật và động vật vào phiếu học tập. - GV hướng dẫn, gợi mở để HS nhớ lại các kiến thức cốt lõi đã học được trong chủ đề. GV cần khuyến khích HS sáng tạo, phát huy các năng lực như vẽ, viết,… để hoàn thành sơ đồ khái quát các kiến thức đã học được trong chủ đề một cách đầy đủ và đẹp nhất (lưu ý: GV khuyến khích HS vẽ, viết bằng sơ đồ tư duy theo nhiều cách sáng tạo khác nhau để phát huy được năng lực của từng HS). - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ sản phẩm trước lớp. - GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét chung, khen ngợi những nhóm có sản phẩm sơ đồ khái quát được hết các kiến thức cốt lõi của chủ đề Thực vật và động vật, trình bày đẹp và sáng tạo. |
- HS tham khảo sơ đồ, tiến hành thảo luận nhóm. - HS tiến hành điền vào sơ đồ. - Các nhóm chia sẻ sản phẩm trước lớp. - HS nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS thảo luận theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.
- HS điền được sơ đồ:
3.3. Hoạt động 2: Em tập làm nhà khoa học (15 phút)
a) Mục tiêu: HS vẽ được vòng đời của một số động vật, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống trong đời sống hằng ngày.
b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.
c) Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: + Vẽ vòng đời của một số động vật mà em biết. + Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để làm giảm thiệt hại do động vật gây ra trong trồng trọt và trong đời sống hằng ngày. + Chia sẻ với bạn về các sản phẩm của em. - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm làm việc. - GV mời một số nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. - GV tổ chức cho HS tự nhận xét phần trình bày của nhóm mình và nhóm bạn. - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có sản phẩm vẽ đúng và đẹp, trình bày hay. |
- HS lắng nghe nhiệm vụ, chia nhóm và kiểm tra dụng cụ học tập. - Các nhóm thảo luận và tiến hành vẽ (HS có thể vẽ vòng đời của một số con vật quen thuộc mà các em nhìn thấy ở xung quanh hoặc đã xem trên ti vi, sách, báo, Internet). - Một số nhóm trình bày. + Nếu HS vẽ vòng đời của muỗi thì đề xuất được biện pháp tiêu diệt muỗi: dọn dẹp gọn gàng và loại bỏ các vật chứa nước tù đọng xung quanh nhà và sân vườn; đậy kín nắp các dụng cụ chứa nước để muỗi không có môi trường sinh sản. + Nếu HS vẽ vòng đời của của bướm thì đề xuất được biện pháp làm giảm thiệt hại do sâu bướm gây ra trong trồng trọt: cần tiêu diệt ở giai đoạn sâu non bằng cách bắt sâu, dùng thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng loài ong mắt đỏ để làm giảm số lượng trứng của sâu bướm. Đây là những biện pháp vừa giúp giảm thiệt hại do sâu bướm gây ra vừa thân thiện với môi trường. - HS nhận xét lẫn nhau. - HS lắng nghe. |
d) Dự kiến sản phẩm:
- HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.
- HS vẽ được vòng đời của một số con vật quen thuộc và đề xuất được một số biện pháp để làm giảm thiệt hại do động vật gây ra trong trồng trọt và trong đời sống hằng ngày.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 22: Một số đặc điểm của nam và nữ
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)