Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Yêu cầu cần đạt

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho), ghi chú được tên các bộ phận của hạt.

- Nêu được ví dụ về cây con mọc lên từ thân, rễ, lá của một số thực vật có hoa.

- Thực hành: Trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ).

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong thảo luận nhóm; quan sát và phân tích hình ảnh, nội dung để sử dụng sơ đồ đã cho ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình bày được sự lớn lên của cây con.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải thích một số việc làm như nêu được vai trò của nhị và nhuỵ trong quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

- Trung thực trong thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.

- Chăm chỉ: Ham hiểu biết, tìm hiểu về sự lớn lên và phát triển của thực vật.

2. Đồ dùng dạy học

– Tiết 1:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Hình 1 (SGK trang 51).

SGK trang 51.

Tìm hiểu cấu tạo của hạt

Hình 2 (SGK trang 51).

SGK trang 51.

Em tập làm nhà khoa học

Hạt đậu thật đặt trên bông ẩm 1 ngày; kính lúp cầm tay; que tăm có đầu nhọn.

Hạt đậu thật đặt trên bông ẩm 1 ngày; que tăm có đầu nhọn.

– Tiết 2:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Các câu hỏi để tổ chức trò chơi.

 

Mô tả các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt

Hình 3a, 3b, 4a, 4b, 5a, 5b (SGK trang 52).

SGK trang 52.

Tìm hiểu về sự phát triển của cây mọc lên từ hạt

Hình 6a, 6b, 6c, 6d, 6e, 6g (SGK trang 53).

SGK trang 53.

– Tiết 3:

Hoạt động

GV

HS

Khởi động

Các câu hỏi để tổ chức cho HS thi đua trả lời.

 

Tìm hiểu cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

Các hình từ 7 đến 10 (SGK trang 53, 54).

SGK trang 53, 54.

Đố em

Hình 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 (SGK trang 54, 55).

SGK trang 54, 55.

Thực hành trồng cây bằng hạt hoặc từ một bộ phận của cây mẹ

 

Một số hạt đậu xanh được đặt trên bông ẩm khoảng 2 – 3 ngày; một số đoạn thân (cành) rau khoai lang, rau húng quế) và dụng cụ (hai chậu trồng cây chứa đất, bình tưới cây).

Tiết 1

3. Các hoạt động dạy học (tiết 1)

3.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về sự lớn lên và phát triển của thực vật để dẫn dắt vào bài học mới.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 1 (SGK trang 51) hoặc có thể sử dụng các tranh vẽ, video khác có nội dung tương tự để tổ chức hoạt động khởi động.

- GV đặt câu hỏi: Cây đậu con ở hình 1 được mọc ra từ đâu?

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV dựa vào thực tế câu trả lời của HS để ghi chú một số yếu tố có liên quan lên bảng, nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học “Sự lớn lên và phát triển của thực vật”.

- HS quan sát hình hoặc tranh vẽ, đoạn video.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.

- HS lắng nghe.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS trả lời được: Cây đậu con mọc lên từ hạt.

3.2. Hoạt động khám phá và hình thành kiến thức: Tìm hiểu cấu tạo của hạt (10 phút)

a) Mục tiêu: HS chỉ và nêu được tên các bộ phận cấu tạo của hạt.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp thảo luận nhóm.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 2 (SGK trang 51) và thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu: Chỉ và nói tên các bộ phận của hạt đậu.

- GV theo dõi HS các nhóm quan sát hình và chia sẻ trong nhóm.

- GV mời một số nhóm lên trình bày trước lớp.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận.

- HS quan sát hình, thảo luận nhóm đôi.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- HS các nhóm lên trình bày.

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS lắng nghe và rút ra kết luận.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS rút ra được kết luận: Hạt đậu có cấu tạo gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

3.3. Hoạt động thực hành: Em tập làm nhà khoa học (20 phút)

a) Mục tiêu: HS tự khám phá cấu tạo của hạt từ mẫu vật thật; vẽ được sơ đồ cấu tạo của hạt.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp dạy học hợp tác.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS mỗi nhóm kiểm tra lại mẫu vật (một số hạt đậu có kích thước lớn, đặt trên bông ẩm 1 ngày) và dụng cụ (kính lúp cầm tay, que tăm có đầu nhọn) đã chuẩn bị trước để tiến hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.

- GV hướng dẫn HS các nhóm tiến hành thực hiện theo trình tự các bước sau:

+ Quan sát bên ngoài hạt.

+ Tách đôi theo đường rãnh trên hạt bằng que tăm có đầu nhọn.

+ Quan sát kĩ các bộ phận bên trong hạt bằng kính lúp và chia sẻ với bạn về những điều quan sát được.

+ Vẽ và chú thích tên các bộ phận của hạt.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm thực hiện.

- GV đặt câu hỏi: Em quan sát thấy gì trong hạt đậu? Chỉ và nói tên các bộ phận bên trong hạt đậu.

- GV yêu cầu HS thảo luận và chia sẻ nội dung trả lời trong nhóm.

- GV mời đại diện một số nhóm lên chia sẻ phần thảo luận và trình bày sản phẩm (vẽ, chú thích tên các bộ phận của hạt).

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận cấu tạo của hạt đậu.

- HS chia nhóm và kiểm tra lại mẫu vật, dụng cụ đã chuẩn bị.

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận và chia sẻ trong nhóm.

- HS đại diện nhóm lên trình bày.

- HS lắng nghe và nhận xét lẫn nhau.

- HS nhắc lại tên các bộ phận cấu tạo của hạt đậu.

d) Dự kiến sản phẩm:

- HS thực hiện theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.

- HS vẽ được sơ đồ cấu tạo của hạt.

4. Các hoạt động dạy học (tiết 2)

4.1. Hoạt động khởi động (5 phút)

Tiết 2

a) Mục tiêu: Tái hiện lại kiến thức của tiết trước và tạo tâm thế vui vẻ để HS chuẩn bị vào tiết học tiếp theo.

b) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp trò chơi.

c) Tiến trình tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Bắn tên”. Cách chơi: Người quản trò hô to: “Bắn tên, bắn tên”, sau đó cả lớp sẽ đồng thanh đáp lại: “Tên gì, tên gì”. Người quản trò sẽ gọi tên của một bạn bất kì trong lớp và đưa ra những câu hỏi. Nếu bạn trả lời đúng, cả lớp sẽ vỗ tay.

- GV mời một HS lên làm quản trò để điều khiển trò chơi. Người quản trò sẽ hỏi người chơi một trong các câu hỏi sau:

+ Hạt có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

+ Điều kiện để hạt nảy mầm là gì?

- GV theo dõi và nhận xét câu trả lời của HS. Thông qua các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học