Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 27 Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS tìm hiểu và bày tỏ sự đồng cảm với người khuyết tật– cộng đồng yếm thế trong xã hội.

- Lập được kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học:

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đồng cảm với người khuyết tật– cộng đồng yếm thế trong xã hội.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cách giao tiếp với người khuyết tật bằng cử chỉ, điệu bộ,ánh mắt, nụ cười.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và đồng cảm với người khuyết tật.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựng hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình bạn bè khuyết tật trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Thử vào vai người bạn không nghe, không nói được để thấy khó khăn của cộng đồng người khiếm thính, người điếc.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đôi bàn tay biết nói”để khởi động bài học.

+ GV chuẩn bị sẵn thẻ từ nhỏ có ghi một vài từ khoá, HS dùng động tác cơ thể, gương mặt,... không dùng lời – ngôn ngữ cơ thể, để thể hiện cho các bạn đoán xem đó là từ khoá gì.

+ Lần I: GV lần lượt mời 2 – 3 HS thể hiện 2 – 3 từ khoá.

+ Lần 2: GV mời HS làm việc theo nhóm. Cả nhóm tìm động tác thể hiện một số thông điệp bằng ngôn ngữ cơ thể.

– GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện các động tác cơ thể – ngôn ngữ cơ thể mà không dùng lời nói. Em biết những ai phải thường xuyên nói bằng ngôn ngữ cơ thể? Em đã từng gặp họ chưa?

+ Mời HS trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt ý : Xung quanh cuộc sống của chúng ta có những người khiếm thính là những người có khả năng nghe nhưng kém. Và có những người điếc là người hoàn toàn không nghe thấy bất kì âm thanh nào.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

-HS dùng thẻ từ giơ kết quả: Hét to, Điếc tai, Vui vẻ,…..

-HS dùng thẻ từ giơ kết quả: Trời nắng quá/ Gió thổi mạnh/ Bài tập khó quả Đường đông quá.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu: HS thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống, đồng thời thể hiện được sự cảm phục trước những cố gắng vượt qua khó khăn của họ.

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về người khuyết tật (làm việc cá nhân)

- GV đặt câu hỏi để HS lựa chọn cùng thảo luận về những khó khăn mà người khuyết tật có thể gặp phải trong sinh hoạt và học tập.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 27 Kết nối tri thức

+ GV nhắc lại về câu chuyện người khiếm thị, người mù đã từng trải nghiệm ở năm học lớp 2. Khi không nhìn được hoặc nhìn kém, các bạn khiếm thị sẽ gặp những khó khăn gì? Họ phải vượt qua bằng cách nào? Họ đi học, đọc sách thế nào? Họ sử dụng chữ nổi ra sao?

+ Các bạn khiếm thính nghe rất kém, người điếc hoàn toàn không nghe được. Vậy các bạn học tập thể nào? Thầy cô sẽ giảng bài cho các bạn bằng cách nào? Các bạn muốn phát biểu thì phải làm gì?

+ GV kể về những người bị hạn chế về vận động: tay chân bị khuyết tật. Họ phải ngồi xe lăn, chống nạng.... Họ thường gặp phải những vấn đề gì? Họ có chơi thể thao được không?

- HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ về một trong những người khuyết tật mà các em từng gặp hoặc nghe kể:

+ Những khó khăn của họ trong công việc và cuộc sống.

+ Những công việc họ có thể làm được.

+ Cảm xúc của em khi nghĩ về những người ấy.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

- GV chốt ý : Những người khuyết tật dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn có những mặt mạnh khác so với người bình thường để có thể khắc phục khó khăn. Tìm hiểu về người khuyết tật là để dồng cảm với họ.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát tranh để trả lời:

+ Sử dụng giấy và bút để viết, vẽ điều mình muốn nói,...

+ Họ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp với nhau và với mọi người; cũng giống các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức…

+ Họ có thể dùng nét mặt, động tác cơ thể để biểu đạt được lời nói của mình, ý nghĩ của mình, quan điểm của mình.

+ Ngôn ngữ kí hiệu có bảng chữ cái, có các từ nhưng được thể hiện một cách rất độc đáo qua nét mặt và động tác của đôi tay, của cơ thể.

-Những khó khăn của người khuyết tật trong công việc và cuộc sống:

+ Sinh hoạt bất tiện, đôi khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

+ Một số người khả năng tiếp thu bị hạn chế, mất nhiều thời gian và công sức hơn trong quá trình học tập.

+ Khó khăn khi tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp.

+ Có tâm lý mặc cảm, không dám nghĩ đến chuyện kết hôn.

+ Một số gặp khó khăn trong việc hoà nhập cộng đồng.

-Những công việc họ có thể làm được:

+ Vận động viên.

+ Giáo viên.

+ Sản xuất các sản phẩm thủ công.

+ Đánh đàn, ca hát.

+ Mát-xa, bấm huyệt.

-Cảm xúc của em khi nghĩ về họ: ngưỡng mộ, khâm phục ý chí mạnh mẽ và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của những người khuyết tật.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS lên được kế hoạch để bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khuyết tật

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Lập kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật(Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

- GV để nghị HS thảo luận về những việc mình có thể làm để chia sẻ và giúp đỡ các bạn khiếm thị, khiếm thính và những bạn khuyết tật khác

+ Tìm hiểu về người khuyết tật để có sự đóng cảm với họ.

+ Học cách giao tiếp và ứng xử với người khuyết tật.

+ Lựa chọn những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật mà em biết.

- GV mời từng nhóm chia sẻ về kế.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV chốt ý : Mỗi chúng ta đều có thể bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ cùng các bạn khó khăn Và chính chúng ta cũng học hỏi được tử họ nhiều điều, nhiều cách để thể hiện mình.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- HS các nhóm chia sẻ về kế hoạch của nhóm mình.

- Các nhóm nhận xét.

- 1 HS nêu lại nội dung

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+GV HD HS cùng người thân tìm hiểu thêm về những người khuyết tật cần được hỗ trợ quanh em và thực hiện các việc trong kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học