Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 13 Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS sắp xếp được đổ dùng đúng chỗ sau khi sử dụng.

- Thường xuyên sử dụng các vật dụng giúp cho lối sống ngăn nắp như mắc áo (móc hộp giấy, ngăn kéo, ngăn tủ, túi đựng,...)

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết tham gia vào hoạt động trang trí nhà cửa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh của bạn..

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ HS nhớ lại vị trí của đồ đạc trong nhà.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đồ nào ở đâu?”để khởi động bài học.

+ GV đề nghị mỗi HS tưởng tượng mình là một đồ vật, đồ dùng trong nhà như ti vi, tủ lạnh, bàn, ghế, quần, áo, đũa, bàn chải đánh răng...

+ GV mời HS ngồi theo nhóm hoặc hai bàn quay vào nhau, lần lượt từng người giới thiệu mình và vị trí của mình trong nhà.

+ Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt ý : Mỗi đồ dùng, vật dụng đều có “chỗ ở” – ngôi nhà của riêng mình. Dùng xong chúng ta phải trả đồ vật về đúng chỗ.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

-HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý.

+ “Tớ là áo khoác. Tớ ở trên móc”;

+“Tớ là cái kéo. Tớ ở ngăn kéo trong bếp”.

...

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu: HS biết phân loại và sắp xếp đồ vật trong gia đình đúng chỗ sau khi sử dụng. Biết cách sử dụng một vài vật dụng giúp cho đồ dùng ngăn nắp.

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Biểu diễn tiểu phẩm tương tác: Chỗ ở của đồ đạc(làm việc cá nhân)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 13 Kết nối tri thức

- GV mời HS quan sát tranh, nhận xét xem trên bức tranh có những nhân vật nào?

- GV mời một số HS vào vai các nhân vật đó là đồ dùng của một cậu bé hoặc cô bé, chủ nhân của căn phòng này.

- GV kể đến nhân vật nào thì nhân vật đó ứng tác:

Có một cậu bé tên là Luộm Thuộm . Đó là cái tên mà các đồ vật trong nhà đặt cho cậu vì mỗi khi dùng xong đồ vật nào, cậu đều quăng đồ vật đó lung tung, không để lại vị trí cũ. Chính vì thế, ngày nào cậu cũng phải đi tìm đồ đạc. Một hôm, khi cậu bé Luộm Thuộm đi đến trường, tất cả các đồ vật trò chuyện với nhau, than thở về sự lộn xộn, không ngăn nắp của cậu chủ. Lược nói:... Tuýp kem đánh răng nói:... Bàn chải đánh răng nói:... Áo quần nói:…. Bút nói:…

.Cứ như thế, năm nhân vật lên tiếng thở dài, than vẫn, trách móc cậu chủ. Họ khóc lóc và kêu lên: “Cứu tôi với!”

-GV dừng lại mời các nhân vật kêu cứu.

- GV đề nghị HS suy nghĩ và trả lời "Vì sao đồ đạc lại kêu cứu?”

– GVhỏi HS cho lời khuyên giúp cậu bé Lung Tung lựa chọn “chỗ ở” phù hợp cho đồ đạc.

+ Quần áo nên để đâu?

+ Các đồ dùng vệ sinh cá nhân để ở đâu?

+ Thước kẻ, vở, bút chì,... để ở đâu?

+ Sách truyện để ở đâu?

+ Các đồ vật ít dùng nên để dâu?

+ Giày dép để ở dâu?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt ý và mời HS đọc lại.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát tranh để tìm ra cách sắp xếp các đồ đạc gọn gàng, đúng chỗ.

-Nhân vật: chiếc lược, tuýp kem đánh răng, bàn chải đánh răng, áo quần, bút

+ Tôi là lược đây. Lẽ ra phải để tôi trên giá, gần chiếc gương kia thì cậu ta quẳng tôi xuống đất. Hu hu hu.

+ Tôi là kem đánh răng (bàn chải) thì cậu ấy phải để tôi lên kệ mới phải.

+Tôi là quần áo đáng lẽ cậu ấy phải treo lên mắc áo hoặc gấp cất đi chứ lại vứt tôi xuống giường như thế này đây.Hu hu hu.

+ Tôi là bút thì cậu ấy phải để tôi vào hộp bút vậy mà cậu ta lại vứt tôi lăn lóc như thế này đây.

+ Tất cả các nhân vật đều kêu: “Cứu tôi với.”

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

+ treo lên mắc áo hoặc gấp cất đi.

+ phải để trong phòng tắm, trên kệ

+ để lên bàn học

+ để trên giá sách

+ cho vào hộp giấy cất đi

+ Ở kệ gần cửa ra vào

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hiện hành động sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, đúng chỗ quy định.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thực hành sắp xếp đồ dùng của cá nhân và của lớp(Làm việc nhóm 2)

- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2:

+ GV đề nghị HS sắp xếp lại đồ đạc cá nhân của mình, sắp xếp lại bàn học (trên mặt bàn, trong ngăn bàn, dưới gầm bàn)

+ GV mời HS chia nhóm để sắp xếp các góc của lớp cho gọn đẹp: giá đựng giày dép; giá sách; nơi để mũ nón

+ GV mời 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc sau khi xếp dọn đồ đạc ngăn nắp.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- HS thực hành sắp xếp các đồ đạc đúng chỗ, gọn gàng ,ngăn nắp..

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:

+ Đề nghị HS về nhà quan sát chỗ học, chỗ chơi, chỗ ngủ của mình.

+ Phát cho mỗi HS một vòng tay nhắc việc và lựa chọn ghi vào đó một việc để sắp xếp đồ dùng của mình ngăn nắp:

• Treo quần áo lên mắc.

• Xếp lại sách trên giá sách,

• Xếp giày dép lên giá hoặc tủ đựng giày.

• Cất đồ dùng ít sử dụng vào hộp giấy.

• Làm hộp đựng bút màu từ hộp bánh hoặc lõi giấy.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học