Giáo án Hóa học 9 Bài 39: Benzen mới nhất

1) Kiến thức: Biết được:

-CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen

-Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính

-Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro và clo.

-benzen được dùng làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ .

2) Kĩ năng:

-Quan sát THÍ NGHIỆM, mô hình phân tử, hình ảnh THÍ NGHIỆM, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo pt và tính chất

-Viết được PTHH dạng CTPT và dạng CTCT thu gọn

-Tính được khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất .

3) Thái độ:

-Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề

4) Phát triển năng lực

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm

- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm

-Tranh vẽ mô tả THÍ NGHIỆM pư của benzen với brôm , ống nghiệm.

-Benzen, dầu ăn, dd brôm, nước.

1) ổn định:

2) Bài cũ:

3) Bài mới:

*GV giới thiệu mục tiêu của bài học như sgk trang 123

*Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ – CẤU TẠO PHÂN TỬ

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV cho HS quan sát ống nghiệm đựng benzen tiến hành THÍ NGHIỆM 1,2 sgk (H4.13)

-GV thông báo cho HS biết CTCT của benzen(như sgk) yêu cầu HS nhận xét liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất

-GV bổ sung và nhấn mạnh CTCT của benzen có 6 cạnh mạch vòng

-GV cho HS xem mô hình hoặc xem H4.14 sgk

-HS quan sát THÍ NGHIỆM nêu hiện tượng và nhận xét tính chất vật lí của benzen

-HS nhận xét dựa vào CTCT (3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẻ với nhau)

-HS quan sát mô hình hoặc xem H4.14 sgk

1.Tính chất vật lí:

-Chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất nhiều chất như dầu ăn, nến cao su, iốt

-Benzen độc

2.Cấu tạo phân tử:

Giáo án Hóa học 9 Bài 39: Benzen mới nhất

-Trong CTCT của benzen có 3 liên kết đôi và 3 liên kết đơn xen kẻ nhau

Hoạt động 2: II/TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV đề nghị HS so sánh thành phần phân tử, CTCT của CH4, C2H4 C6H6 từ đó cho HS dự đoán TCHH của benzen

-GV yêu cầu HS viết PT phản ứng cháy

-GV dùng tranh vẽ mô tả THÍ NGHIỆM benzen tác dụng với brôm và yêu cầu HS viết PTHH

-GV làm THÍ NGHIỆM cho benzen với dd brôm

-GV thông báo benzen tham gia phản ứng cộng với H2 và chất tạo thành là 1 sản phẩmvà yêu cầu HS viết PTHH

-GV yêu cầu HS nêu TCHH của benzen

-GV bổ sung và kết luận

-HS dự đoán TCHH của benzen (ben zen tham gia phản ứng cháy (C-H), phản ứng thế (lk -), phản ứng cộng (lk đôi)

-HS viết PT phản ứng cháy

-HS quan sát và viết PTHH

-HS quan sát (không có hiện tượng gì)

-HS viết PTHH

-HS trả lời (cháy, thế brôm, cộng H2)

1.Benzen có cháy không?

-Benzen dễ cháy tạo ra CO2 và nước

2C6H6 + 15O2 → 12CO2 +6H2O

2.Benzen có phản ứng thế với Br2 không?

-Viết gọn:

C6H6(l) +Br2(l) C6H5Br(l)+ HBr (h)

C6H5Br brôm benzen

3.Benzen có phản ứng cộng không?

-benzen có phản ứng cộng với H2

                     t0

C6H6 + 3H2 → C6H12

                     Ni

(xiclohexan)

Phản ứng cộng của benzen khó hơn so với etilen và axetilen

Hoạt động 3 IV/ỨNG DỤNG

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

-GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và dựa vào sơ đồ để nêu ứng dụng

-GV bổ sung và kết luận (sgk)

-HS đọc sgk và trả lời câu hỏi

-Xem sgk

4) Tổng kết bài học và bài tâp vận dụng

-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và tổng kết bài học

-GV yêu cầu HS giải bài tập 1,2,4 sgk

Hướng dẫn:1C ,4 b và c (GV yêu cầu hs viết PTHH và giải thích )

5) Dặn dò: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới (dầu mỏ và khí thiên nhiên) làm các bài tập còn lại sgk

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác: