Giáo án Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập 1 mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- HS ôn lại một số khái niệm hóa học cơ bản của hóa học đó là: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất và hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học.
- HS khắc sâu hơn về phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
2. Kĩ năng
- HS phân biệt chất và vật thể.
- HS biết cách biểu diễn nguyên tố dựa vào KHHH và đọc tên các nguyên tố khi biết KHHH.
- HS nhận biết được đơn chất, hợp chất dựa vào CTHH cho trước
- HS tính được PTK của một số phân tử chất từ một số CTHH cho trước.
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức tự học biết tích lũy kiến thức.
4. Năng lực cần hướng tới :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực tính tóan
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Các khái niệm: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất và hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học.
-Kí hiệu hóa học của các nguyên tố, phân tử khối.
1. Giáo viên
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập
- Bảng phụ có sẵn sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản .
- Phiếu học tập
2. Học sinh
- Ôn tập lại các khái niệm cơ bản của môn hóa học
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (1 phút) Để hệ thống hóa những kiến thức đã học là các khái niệm cơ bản từ đầu năm đến nay. Ta sang bài 8: “Bài luyện tập 1” |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40 phút) |
|
Hoạt động 2.1. Ôn tập lại kiến thức cần nhớ (15 phút) |
|
- GV giới thiệu: Chúng ta đã nghiên cứu các khái niệm cơ bản trong bộ môn hóa học. Các khái niệm này có mối quan hệ với nhau như thế nào? ta sang phần 1 - GV chiếu sơ đồ câm. Chiếu đến dâu đặt câu hỏi đến đó để hoàn thành sơ đồ. ?Chất được tạo nên từ đâu? (từ nguyên tố hóa học) ?Cái gì tạo nên chất? (vật thể). ?Có mấy loại vật thể? Kể tên? (2 loại: VTTN và VTNT) ?Chất được chia thành mấy loại? Kể tên? (2 loại: đơn chất và hợp chất) ?Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hóa học? (Từ 1 nguyên tố hóa học) ? Hợp chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hóa học? (Từ 2 nguyên tố hóa học trở lên) ?Đơn chất gồm mấy loại? Kể tên? (2 loại: Kim loại và phi kim) ?Hạt hợp thành đơn chất là gì? (nguyên tử hoặc phân tử) ?Hợp chất gồm mấy loại? Kể tên? (2 loại: HCVC và HCHC) ?Hạt hợp thành hợp chất là gì? (phân tử) ?Lấy ví cho mỗi loại đơn chất, hợp chất trên? -Chiếu slide: Có 6 con số ứng với 6 câu hỏi. Cho HS chọn bất kì câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó, nếu đúng sẽ có thưởng. Câu hỏi 1 : Hãy cho biết các cụm từ dưới đây là VTTN hay VTNT? (Con dao; quả chanh; núi; không khí; sách; ôtô; cây cỏ; cơ thể người; nhà.) Câu hỏi 2 : Tính chất nào của chất có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm? a. Tính tan trong nước. b. Màu sắc. c. Khối lượng riêng. d. Nhiệt độ nóng chảy. Câu hỏi 3 : 1. …... là hạt vô vùng nhỏ, trung hòa về điện. 2. Cấu tạo của nguyên tử gồm: Hạt ……(kí hiệu: ……) mang điện tích âm (-); hạt …… (kí hiệu: ……) mang điện tích dương (+) và hạt …… (kí hiệu: ……) không mang điện. 3. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số ……. trong hạt nhân. 4. …...là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. 5. Hợp chất là những chất tạo nên từ …… nguyên tố hóa học trở lên. Câu hỏi 4 : Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp Câu hỏi 5 : Phân tử hợp chất có ít nhất mấy loại nguyên tử? a. 1 loại nguyên tử b. 2 loại nguyên tử c. 3 loại nguyên tử d. 4 loại nguyên tử Câu hỏi 6 : Cách viết 5 Na chỉ ý gì? a. 5 Natri b. 5 nguyên tố Natri c. 5 phân tử Natri d. 5 nguyên tử Natri - Chuyển ý : Từ những nội dung kiến thức này, ta hãy vận dụng nó để làm bài tập . Ta sang phần II) |
I. Kiến thức cần nhớ 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản : ( SGK) 2) Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử Câu hỏi 1 : -VTTN: Quả chanh; núi; không khí; cây cỏ; cơ thể người -VTNT: Con dao; sách; ô - tô; nhà. Câu hỏi 2 : B Câu hỏi 3 : 1. Nguyên tử 2. Electron: (e, -); Proton (p, +); Notron : (n, 0) 3. Proton. 4. Đơn chất. 5. Hai. Câu hỏi 4 : 1 – c 2 – d 3 – a 4- e Câu hỏi 5 : b Câu hỏi 6 : d |
Hoạt động 2.2. Luyện tập bài tập (25 phút) |
|
-Chiếu nội dung bài tập 1b: - Yêu cầu HS đọc và thảo luận - GV gợi ý: Dựa vào tính chất vật lí để tách sắt ra khỏi hỗn hợp → Còn lại bột nhôm và gỗ thì so sánh sự khác nhau cơ bản từ D của các chất. - HS thảo luận và làm vào bảng nhóm - GV thu bảng của 2 nhóm làm nhanh nhất. - Cả lớp nhận xét. - GV bổ sung nếu có. Bài tập 2 : Tính PTK của các chất trong các trường hợp sau: a. Khí oxi có phân tử gồm 2O liên kết với nhau. b. Canxi cacbonat có phân tử gồm 1Ca, 1C và 3O liên kết với nhau. c. Lưu huỳnh đi oxit có phân tử gồm 1S và 2O liên kết với nhau. d. Axit nitric có phân tử gồm 1H, 1N và 3O liên kết với nhau. Bài tập 3 : Hãy so sánh phân tử khí Oxi nặng hay nhẹ hơn các phân tử sau và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần? a. Phân tử khí Mêtan (1C và 4H) b. Phân tử khí lưu huỳnh đioxit (1S và 2O) Bài tập 4 (bài 3/tr31/sgk) Chiếu nội dung bài tập 3/sgk - HS thảo luận và làm vào bảng nhóm - GV gợi ý : Tìm PTK của hợp chất dựa vào dữ kiện bài toán là nặng hơn PTK của hidro là 31 lần . HC ( 2X và 1O) PTK = 2 NTK(X) + NTK(O) = ? NTK(X) = ? Tra bảng tìm X, tên, kí hiệu hóa học của X? - HS nhóm hòan thành, gv nhận xét |
II. Bài tập Bài tập 1b : (1/tr 30/sgk) - Dùng nam châm hút sắt. - Bỏ hỗn hợp còn lại vào nước. Nhôm chìm xuống, gỗ nổi lên, gạn và lọc để tách riêng 2 chất. (Vì D của gỗ nhẹ hơn nước và của nhôm nặng hơn nước) Bài tập 2 : a. PTK (Oxi) = 16.2=32 (đvC) b. PTK (Canxi cacbonat) = 40.1 +12.1+16.3 =100 (đvC) c. PTK (Lưu huỳnh đioxit)=32.1 + 16.2 = 64(đvC) d. PTK (Axit nitric) = 1.1 + 1.14 + 3.16 = 63 (đvC) Bài tập 3 : a. PTK(Oxi) / PTK(Metan) = 32/16=2 Khí oxi nặng hơn khí metan 2 lần. b. -Khí oxi nhẹ hơn Lưu huỳnh đioxit 0,5 lần. Bài tập 4 (bài 3/tr31/sgk) a) PTK = 31 . PTK Hiđro = 31 . 2 = 62 đvc b) PTK = 2NTK (X) + NTK (O) = 62 2NTK (X) = 62 – 16 NTK (X) = 46 : 2 = 23 (natri: Na) |
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (2 phút) -Hệ thống lại nội dung bài học -Rèn lại các bước giải từng dạng bài tập. |
|
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng - BT về nhà: 5/sgk; 8.5, 8.6/sbt - Xem trước bài mới “Công thức hóa học”. |
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 9: Công thức hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
- Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2
- Giáo án Hóa học 8 Bài 12: Sự biến đổi chất
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)