Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức :

Học sinh biết được:

-Hóa trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay nhóm nguyên tử khác.

-Quy ước: Hóa trị của H là I, hóa trị của O là II: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.

-Quy tắc hóa trị: Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì a.x = b.y (a, b là hóa trị tương ứng của hai nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khí A hay B là nhóm nguyên tử)

2. Kĩ năng :

Tính hóa trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể.

3. Thái độ :

HS có niềm say mê khoa học. Yêu thích bộ môn hóa học.

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực tính tóan

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

Khái niệm hóa trị.

1. Giáo viên :

- Bảng 1,2 sgk trang 42,43 phóng to .

- Bảng phụ có ghi các bài tập ví dụ.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh : nghiên cứu bài trước ở nhà, ôn tập kiến thức cũ có liên quan.

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Lần lượt từng HS hoàn thành bảng phụ:

Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

Ở một số đơn chất cũng như các hợp chất thì các nguyên tử có thể liên kết với nhau. Khả năng liên kết đó được biểu diễn bằng một con số gọi là hóa trị. Vậy làm thế nào có thể xác định hóa trị của một nguyên tố, bài học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu vấn đề này.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu cách xác định hoá trị của một nguyên tố

Gv nêu: Người ta qui ước H hoá trị I. (ghi bằng số La mã)

Do đó nếu một nguyên tử nguyên tố khác (hoặc nhóm nguyên tử) liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.

-GV đưa ra các CTPT: H2O, CH4.

?Hãy xác định hoá trị của nguyên tố O và C và giải thích?

-Tương tự xác định hoá trị của nguyên tố Cl, N và các nhóm (NO3), (SO4), (PO4) trong các hợp chất HCl và NH3, HNO3, H2SO4, H3PO4 (GV chú ý: NO3, SO4, PO4, do 2 nguyên tử tạo nên gọi là nhóm nguyên tử) và giải thích?

-GV nêu: Trong hợp chất H2O, cứ 1O liên kết với 2H nên O có hóa. Người ta qui ước cho O có hóa trị II.

?Hãy xác định hoá trị của nguyên tố Na và K trong hợp chất Na2O; K2O và giải thích?

-GV giới thiệu bảng 1,2 trang 42, 43 sgk. Hướng dẫn sơ lượt cách học thuộc hóa trị các nguyên tố thường gặp.

?Hoá trị là gì ?

GV: kết luận và cho HS ghi.

HS ghi mục bài.

HS nghe và ghi cách xác định hoá trị của các nguyên tố.

Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

- Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác

I. Cách xác định hoá trị của một nguyên tố.

-Qui ước hóa trị của H là I, O là II.

-Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác.

-Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hóa trị của H và O.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu qui tắc hoá trị (15 phút)

? Nhắc lại CTHH của hợp chất hai nguyên tố? giải thích?

GV:

- Giả sử hoá trị của nguyên tố A là a.

- Giả sử hoá trị của nguyên tố B là b.

Lấy ví dụ: Na2O. (xác định: a,b,x,y). nhận xét tích a.x ntn với b.y

→ Rút ra biểu thức, quy tắc hóa trị.

-Qui tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tử.

VD1: Tính hóa trị của Al trong hợp chất AlCl3 , biết clo có hóa trị I.

?Theo qui tắc hoá trị ta biết được mấy yếu tố ?

?Tìm yếu tố nào?

?Viết biểu thức của qui tắc hoá trị.

-Theo dõi, sửaa sai và kết luận.

* Qua VD1, kết quả tìm a hay b đều quy về số La mã.

VD2:

Nhóm (MnO4) trong hợp chất KMnO4, biết K có hóa trị I.

?Theo qui tắc hoá trị ta biết được những yếu tố nào?

?Tìm yếu tố nào?

?Viết biểu thức của qui tắc hoá trị.

-Theo dõi, sữa sai và kết luận.

Bài tập rẽn kĩ năng: Tính hóa trị của:

a/ S trong hợp chất SO3.

b/ Nhóm (PO4) trong hợp chất Ca3(PO4)2, biết Ca có hóa trị II.

c/ Tính hóa trị của nhóm (OH) trong hợp chất Ba(OH)2, biết Ba cóa hóa trị II.

-Phát PHT cho các nhóm

+Nhóm 1,2: câu a

+Nhóm 2,4: câu b

+Nhóm 5,6: câu c

-Sửa bài tập và lưu ý xác định hóa trị của nhóm nguyên tử thì

+Nếu nhóm nguyên tử trong ngoặc thì chỉ số ngoài dấu ngoặc là số nhóm.

+Nếu nhóm nguyên tử không có ngoặc thì cố nhóm nguyên tử là 1.

HS: ghi mục bài

-AxBy

- Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì a.x = b.y

- x,y,b.

-a?

-a.x = b.y

-3 yếu tố: a,x,y.

-b

-HS thảo luận 4 phút

a/ a.1 = II.3 → a = VI

Vậy S trong hợp chất SO3 có hóa trị VI.

b/ II.3 = b.2 → b = III

Vậy nhóm (PO4) trong hợp chất Ca3(PO4)2 có hóa trị III.

c/ II.1 = b.2 → b = I

Vậy hóa trị của nhóm (OH) trong hợp chất Ba(OH)2 là I.

II. Qui tắc về hoá trị.

1.Qui tắc:

Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy thì a.x = b.y (A, B là hóa trị tương ứng của hai nguyên tố A và B)

2. Vận dụng:

a.Tính hoá trị của 1 nguyên tố (nhóm nguyên tử).

VD1:

-Áp dụng BT của QTHT:

a.x = b.y

⇔ a . 1 = I.3

⇔ a = III

Vậy hóa trị của Al trong hợp chất AlCl3 là III.

VD2:

-Áp dụng BT của QTHT:

a.x = b.y

⇔ I.1 = b.1

→ b = I

Vậy hóa trị của nhóm (MnO4) trong hợp chất KMnO4 là I.

Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập (5 phút)

-Hệ thống lại nội dung bài học

-Định nghĩa “Hóa trị” và biểu thức cuả quy tắc.

-Qui ước về hóa trị của các nguyên tố: O, H.

-Viết biểu thức của QTHT?

Trả lời theo nội dung đã được tiếp thu

Hoạt động 4: Luyện tập (5 phút)

Dựa vào hóa trị của các nguyên tố (nhóm nguyên tử) –Bảng 1,2 trang 42,43 SGK. Hãy cho biết CTHH nào sau đây viết sai và sửa lại cho đúng

NaCO3; CaNO3; KCl; SO2; SO3; CO2; CO3, Fe3O2; Al(SO4)2; BaCO3.

Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị mới nhất

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)

-Tìm nhanh hóa trị của N trong các hợp chất: NH3; NO; NO2; N2O5.

-BTVN: 1,2,3,4 sgk trang 37-38.

-Chuẩn bị trước phần II còn lại.

+ Cách tính hoá trị của một nguyên tố

+ Cách lập công thức hoá học dựa vào hoá trị

Hóa trị của N trong NH3; NO; NO2; N2O5 lần lượt là

(III); (II); (IV); (V).

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học