Giáo án Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức : HS biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng và khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
2. Kĩ năng :
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa về 3 trạng thái của chất.
- Xác định được trạng thái vật lí của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
3. Thái độ :
- Yêu thích bộ môn hóa học.
- Tự giác, kiên trì trong học tập.
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp.
- Khái niệm đơn chất và hợp chất.
- Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 1.9; 1.10;1.11; 1.12; 1.13 và phiếu học tập
. Học sinh : Nghiên cứu bài trước ở nhà.
GIÁO VIÊN | HS | NỘI DUNG GHI BẢNG | ||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Chia lớp thành 2 đội lên viết 10 kí hiệu hóa học hoặc tên nguyên tố. Mỗi bạn chỉ được viết 1 kí hiệu hóa học hoặc tên nguyên tố. Làm sao mà học hết được hàng chục triệu chất khác nhau? Không phải băng khoăn về điều đó, các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận tiện cho việc nghiên cứu. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách phân loại chất và cho thấy phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất. |
||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) |
||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm đơn chất và hợp chất (10 phút) |
||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành GV: Chốt lại kết quả ? Thế nào là đơn chất? - Cho ví dụ? ? Thế nào là hợp chất? - Cho ví dụ? GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau: Trong số các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất. a.Khí amoniăc tạo nên từ H và N b.Photpho đỏ tạo nên từ P c.Canxicacbonat được tạo nên từ Ca, C và O d.Axit clohiđric được tạo nên từ H và Cl. e.Glucozơ tạo nên từ C,H và O f.Kim loại magie tạo nên từ Mg. GV: Thu một số vở bài làm của HS chấm điểm. |
-Thảo luận phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời. (3’) - Là những chất được tạo từ 1 nguyên tố hoá học. VD: khí hiđro (H2), khí oxi (O2), sắt (Fe) - là những chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học VD: nước (H2O) ; muối ăn (NaCl) … -HS suy nghĩ và làm cá nhân. - a, c, d, e: là hợp chất vì được tạo nên từ 2 hoặc 3 nguyên tố hóa học - b, f là hợp chất vì tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học |
I. Đơn chất - Hợp chất. 1. Định nghĩa. a. Đơn chất: là những chất được cấu tạo từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: khí hiđro (H2), khí oxi (O2), sắt (Fe), đồng (Cu) b. Hợp chất: là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Ví dụ: nước (H2O) ; muối ăn (NaCl) … |
||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách phân loại đơn chất và hợp chất (10 phút) | ||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Phát phiếu số 2 và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu và đại diện nhóm trả lời Dãy chất nào sau đây đều có tính chất : ánh kim, dẫn nhiệt ,điện GV: Bổ sung và kết luận ? Dựa vào tính chất gì của chất để phân loại đơn chất? ? Dựa vào tính chất vật lí có thể phân loại đơn chất thành mấy loại? Kể tên? cho ví dụ? ?Đơn chất kim loại khác đơn chất phi kim ở điểm nào? GV: Treo bảng 1 trang 42 sgk: Giới thiệu 1 số kim loại và một số phi kim thường gặp. Chú ý màu trong bảng để phân biệt kim loại và phi kim. GV: Thông báo về sự phân loại của hợp chất: Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ |
HS thảo luận phiếu số 2. -Tính chất vật lý. -2 loại: kim loại, phi kim -Kim loại có ánh kim, dẫn diện, dẫn nhiệt…còn phi kim thì không có tính chất như thế (trừ than chì dẫn được điện) -Quan sát và nghe GV giới thiệu. |
2. Phân loại : a. Đơn chất : có 2 loại - Kim loại: Sắt, đồng, nhôm, kẽm, bạc … - Phi kim: oxi, lưu huỳnh, nitơ … b. Hợp chất : có 2 loại - Hợp chất vô cơ: muối ăn, axit sunfuric … - Hợp chất hữu cơ: khí mêtan, đường ăn, dầu mỏ… |
||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất (10 phút) | ||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Treo Hình 1.10 ? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất kim loại đồng? GV: Treo hình 1.11 ? Em có nhận xét như thế nào về sự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất khí hiđro và oxi? GV: Treo hình 1.12 và 1.13 ? Em có nhận xét như thế nào về sự sắp xếp các nguyên tử trong hợp chất? GV: Kết luận |
-Quan sát và trả lời. - Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. -Quan sát. -Các nguyên tử thường liên kết theo một số nhất định là 2. -Nguyên tử của các nguyên tố liên kết theo một tỉ lệ nhất định |
3. Đặc điểm cấu tạo : a. Đơn chất : - Kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. - Phi kim: các nguyên tử thường liên kết theo một số nhất định, thường là 2. b. Hợp chất : Nguyên tử của các nguyên tố liên kết theo một tỉ lệ nhất định. |
||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập (3 phút) |
||||||||||||||||||||||||||||||
- Hệ thống lại nội dung bài học -Nhấn mạnh phân biệt đơn chất – hợp chất. |
-Đơn chất: Do 1 nguyên tố hóa học tạo nên. -Hợp chất: Do 2 nguyên tố hóa học trở lên tạo nên. |
|||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) |
||||||||||||||||||||||||||||||
Hãy chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất trong các câu sau và giải thích.
|
-Đơn chất: b, f do 1 nguyên tố hóa học tạo nên -Hợp chất: b, c, d, e vì do 2 hoặc 3 nguyên tố hóa học tạo nên. |
|||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút) |
||||||||||||||||||||||||||||||
a. Học bài giảng và làm bài tập 1,2 sgk trang 26 và bài tập phần SBT b. Ôn lại khái niệm nguyên tử khối và học bảng trang 42 sgk. |
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 7: Bài thực hành 2
- Giáo án Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập 1
- Giáo án Hóa học 8 Bài 9: Công thức hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)