Giáo án Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập 3 mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức :
Học sinh:
-Ôn lại và nắm vững các kiến thức sau: hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý, định luật bảo toàn khối lượng, các bước lập PTHH, ý nghĩa của PTHH.
-Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán hóa học.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng lập CTHH và lập PTHH
3. Thái độ :
Chăm chỉ rèn luyện và yêu thích bộ môn.
4. Năng lực cần hướng tới :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực tính tóan
-Năng lực sáng tạo
-Năng lực hợp tác
- Phân biệt được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.
- Nắm vững phản ứng hóa học, lập được phương trình hóa học và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính toán liên quan.
1. Giáo viên : Bảng phụ có ghi sẵn các bài tập ví dụ
2. Học sinh : bảng ghi bút dạ và bút dạ, nghiên cứu bài trước ở nhà
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức cơ bản |
---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Nhằm mục đích củng cố các kiến thức về hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học, giúp các em nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập PTHH sau đây chúng ta cùng đi vào tiết luyện tập. |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút) |
|
Hoạt động 2.1. Ôn tập kiến thức cần nhớ (5 phút) |
|
- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản sau: + Hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học khác nhau như thế nào ? (dấu hiệu nhận biết) - HS trả lời + Phản ứng hoá học là gì ? - HS trả lời + Bản chất của phản ứng hoá học ? - HS trả lời + Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra ? - HS trả lời + Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? - HS trả lời + Nội dung của Định luật bảo toàn khối lượng ? - HS trả lời + Nêu các bước lập PTHH ? - HS trả lời GV chốt lại và ghi bảng . - HS ghi vào vở . |
I. Kiến thức cần nhớ 1. Hiện tượng HT vật lí: Không có chất mới sinh ra. HT hoá học: Có chất mới sinh ra. 2. Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác . - Bản chất : Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác (mà phân tử là hạt đại diện cho chất) → Chất bị biến đổi. - Điều kiện : + Các chất tham gia được tiếp xúc với nhau . + Có trường hợp cần phải đun nóng đến một nhiệt độ nào đó . + Có trường hợp cần đến sự có mặt của chất xúc tác . - Dấu hiệu: Dựa vào dấu hiệu có chất mới sinh ra (biến dổi về màu sắc, trạng thái, tính tan , toả nhiệt và phát sáng …) 3. ĐLBTKL : “Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm” 4. Các bước lập PTHH : B1 : Viết sơ đồ phản ứng B2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố B3 : Viết PTHH |
Hoạt động 2.2. Làm bài tập củng cố (20 phút) |
|
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập số 1/tr 60/sgk Bài tập 1 : Cho biết sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra khí amoniac NH3 : Hãy cho biết : a) Tên và CTHH của các chất tham gia và sản phẩm . b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào ?Phân tử nào bị biến đổi? Phân tử nào được tạo ra? - HS trả lời từng phần : c) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không? - GV mở rộng : d) Lập PTHH của phản ứng hoá học trên ? - HS lên bảng lập PTHH . - HS cả lớp làm vào vở , nhận xét . - GV nhận xét, kết luận . e) Cho biết ý nghĩa của PTHH trên ? - HS trả lời Bài tập 2 : Lập CTHH của các hợp chất sau: a) Kẽm oxit: Zn và O b) Canxi oxit: Ca và O c) Kẽm clorua :Zn và Cl d) Axit clohiđric : H và Cl - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc hoá trị, cách lập CTHH nhanh nhất. →Từ đó gv đưa ra bài tập 3 sau : Bài tập 3 : Lập PTHH của các quá trình biến đổi sau: a) Đốt nhôm trong khí clo thu được nhôm clorua b) Đốt kẽm trong oxi sinh ra kẽm oxit . c) Cho dd axit clohiđric vào ống nghiệm có chứa viên kẽm thì có hiện tượng có bọt khí xuất hiện đó là khí hiđro, ngoài ra còm thu được dd muối kẽm clorua . - GV gọi 3 HS lần lượt làm 3 câu trên (hướng dẫn HS xem các CTHH của các hợp chất ở bài 2) - GV nhận xét và kết luận . - GV treo tiếp nội dung bài tập sau : Bài tập 4 : Hoàn thành PTHH của các sơ đồ phản ứng hoá học sau : a) NaOH + FeCl3 --> NaCl + Fe(OH)3 b) KMnO4 --> K2MnO4 + MnO2 + O2 c) Al + S --> Al2S3 d) K2CO3 + H2SO4 --> K2SO4 + H2O + CO2 --> Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cử đại diện từng nhóm lên hoàn thành các PTHH trên. - HS nhận xét, gv hướng dẫn từng bước cho HS cân bằng nhanh, chính xác nhất (lưu ý : Các hệ số cần là những số nguyên tối giải nhất ) - GV hướng dẫn HS làm cá nhân bài tập 4/sgk /60 - GV mở rộng: Trong thực tế, các chất mà chứa tạp chất (không nguyên chất), các quặng … qua quá trình tinh chế →Thu được chất tinh khiết . |
II. Bài tập Bài tập 1 /sgk/tr 60 a) Các chất tham gia : - Khí Hiđro: H2 - Khí nitơ: N2 * Chất sản phẩm: Amoniac (NH3) b) * Trước phản ứng : - 2H liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hiđro . - 2N liên kết với nhau tạo thành phân tử nitơ * Sau phản ứng : - 1N liên kết với 3H tạo thành 1phân tử NH3 - Phân tử biến đổi : N2, H2 - Phân tử tạo ra : NH3 c) Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng là giữ nguyên . Cụ thể : - Có 2N - Có 6H d) PTHH được lập như sau : - Sơ đồ pư : N2 + H2 --> NH3 - Cân bằng : N2 + 3H2 --> 2NH3 - PTHH : N2 + 3H2 → 2NH3 e) PTHH trên cho biết : Tỉ lệ số phân tử N2 : Số phân tử H2 : Số phân tử NH3 = 1 : 3 : 2 Bài tập 2 : Lập CTHH của các hợp chất sau: a) ZnO b) CaO c) ZnCl2 d) HCl Bài tập 3 : Lập PTHH a)2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 b) 2Zn + O2 → 2ZnO c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Bài tập 4 : Hoàn thành PTHH của các sơ đồ phản ứng hoá học sau : a) 3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3 b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 c) 2Al + 3S → Al2S3 d) K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 Bài tập 4/tr 60/sgk . a) mCaCO3 = 140 + 110 = 250 kg. Lượng 280kg đá vôi chiếm 100% Vậy 250 kg → x%
|
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5 phút) |
|
- Hệ thống lại kiến thức lý thuyết và cách cân bằng PTHH Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học chỉ có phân tử biến đổi còn số nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn” A. Ý 1 đúng, ý 2 sai B. Ý 1 sai, ý 2 đúng C. Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2 D. Cả 2 ý đều đúng và ý 1 có giải thích cho ý 2 |
|
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (5 phút) |
|
Câu 3: sgk tr 60? ? Khối lượng của canxi cacbonat đề cho bằng bao nhiêu? ? Khối lượng của canxi oxit đề cho bằng bao nhiêu? ? Khối lượng của cacbon đioxit đề cho bằng bao nhiêu? |
Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Bài 18: Mol
- Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí
- Giáo án Hóa học 8 Bài 21: Tính theo công thức hóa học
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)