Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức :

Học sinh nắm được biểu thức tính tỉ khối chất khí A đối với khí B và đối với không khí.

2. Kĩ năng :

Tính được tỉ khối của khí A so với khí B và so với không khí.

3.Thái độ :

Rèn tính cẩn thận và kĩ năng tính toán hóa học.

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực tính tóan

-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh tỉ khối các chất khí.

1. Giáo viên :

- 1 quả bóng bay bơm khí H2 (cột sợi dây dài), 1 quả bóng chưa thổi.

- Bảng phụ ghi đề các ví dụ và bài tập.

2. Học sinh : Ôn lại cách tính khối lượng mol, các công thức chuyển đổi m, n, V.

1. Bài cũ : (5 phút)

- Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất? Làm bài tập 4a (sgk)?

- Viết công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất? Làm bài tập 5 (sgk)?

2. Hoạt động dạy học :

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GHI

Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút)

GV cho 1 HS thổi quả bong bóng (lớn tương đương với quả bóng bơm bằng khí H2 GV đã chuẩn bị). Sau đó thả đồng thời 2 quả bóng. Nhận xét hiện tượng?

HS: Quả bóng bơm bằng khí H2 bay cao hơn, quả bóng thổi bằng hơi thở (chủ yếu khí CO2) rơi xuống đất. Qua thí nghiệm em có nhận xét gì?

HS: Khí H2 nhẹ hơn khí CO2. Như vậy những chất khí khác nhau, thì độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần? Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động 2: Cách xác định dộ nặng nhẹ của các chất khí (20 phút)

-Giáo viên treo tranh phóng to trang 68 sgk

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

+ Qua quan sát hình hãy cho biết khí nào nặng hơn?

-Gv: Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta phải so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB)

Yêu cầu HS làm bài tập 1 sau:

+Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?

?Để làm được bài tập này trước hết ta phải làm thế nào?

-Gọi hai HS sinh lên bảng tính M của CO2 và H2.

?Bằng kết quả trên em hãy cho biết khí nào nặng hơn?

?Nặng hơn bao nhiêu lần?

?Làm cách nào để biết được khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần?

Tỉ số đó gọi là tỉ khối hơi của khí CO2 so với khí H2 (dCO2/H2)

?Kết luận?

Từ bài tập trên hãy rút ra công thức tính d của khí A so với khí B.

?Hãy giải thích các đại lượng trên?

?Nếu đề bài cho biết d và MB thì tính MA từ công thức trên ta suy ra như thề nào?

Chuyển ý: Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần II.

-HS quan sát hình

-Hai khí nặng bằng nhau

-Đọc đề

-Tính khối lượng mol của CO2 và H2.

MCO2 = 44 (g/mol)

MH2 = 2 (g/mol)

-Khí CO2 nặng hơn 22 lần

Lấy MCO2 : MH2

d CO2 / H2 =

Vậy khí CO2 nặng hơn khí Hiđro 22 lần

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

MA : khối lượng mol của khí A

MB : khối lượng mol của khí B

dA/B : tỉ khối của khí A so với khí B

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

Bài tập 1 : Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?

MCO2 = 44 (g/mol)

MH2 = 2 (g/mol)

dCO2/H2 = Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

Vậy, khí CO2 nặng hơn khí hiđro 22 lần

* CT tính tỉ khối khí A so với khí B

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

MA : k/l mol của khí A

MB : k/l mol của khí B

dA/B : tỉ khối của khí A so với khí B

Hoạt động 3: Cách xác định một khí nặng hay nhẹ hơn không khí (5 phút)

-Giáo viên đặt vấn đề : Vì sao quả bóng chứa hiđro thì bay được còn bóng chứa CO2 thì rơi?

-Giới thiệu hình

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

-Làm thế nào để biết một chất khí nặng hay nhẹ hơn không khí

-Gv: KK là hỗn hợp của 2 khí chính 80% N2 và 20% O2, người ta tìm được khối lượng mol của không khí là ≈ 29 (g/mol)

-Yêu cầu HS nêu công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí?

- Nếu biết tỉ khối của khí A đối với không khí thì có thể biết thêm đại lượng nào của khí A? Bằng cách nào?

?Hãy giải thích các đại lượng trong công thức trên

-Giáo viên ghi bài tập lên bảng yêu cầu HS làm bài

Ví dụ 1 : Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Cho HS thảo luận nhóm 3’

-Gọi HS lên bảng làm bài, cho các HS khác nhận xét bổ sung

-Cho HS ghi bảng

Ví dụ 2 : Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối với không khí là 1,5862?

?Đề đã cho biết dữ kiện nào?

?Đề yêu cầu làm gì?

?Ta vận dụng công thức nào để tính được MA?

-Gọi 1 HS lên bảng trình bày.

-Quan sát hình

-So sánh khối lượng mol của chất khí đó với không khí

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

- MA khối lượng mol của khí A

- Mkk = 29 (g/mol)

Thảo luận nhóm 3’

Đại diện một nhóm lên bảng trình bày. Cả lớp bổ sung (nếu có)

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

dCO2/kk = 1,5

Vậy khí CO2 nặng hơn kk gấp 1,5 lần

dA/kk = 1,5862

-Tính khối lượng mol của khí A (MA)

MA = 29 . dA/kk

MA = 29 . dA/kk

= 29 . 1,5862 = 46 (g/mol)

. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

- MA k/l mol của khí A

- Mkk = 29 (g/mol)

Ví dụ 1 : Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Giáo án Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí mới nhất

Vậy khí CO2 nặng hơn kk gấp 1,5 lần

Ví dụ 2 : Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối với không khí là 1,5862?

Giải

MA = 29 . dA/kk

= 29 . 1,5862

= 46 (g/mol)

Hoạt động 3. Luyện tập - củng cố: (3’)

Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.

Câu 1 : Tỉ khối của khí A so với H2 là 32. Vậy A là khí nào?

A. O2

B. SO2

C. CO2

D. HCl

Câu 2 : So với không khí thì khí CO2

A. nặng hơn gấp 1,5 lần

B. nhẹ hơn gấp 1,5 lần

C. có tỉ khối d ≈ 1,5 lần

D. nhẹ hơn gấp 2,5 lần

* Đáp án: 1 – B ; 2 – C.

Hoạt động 4. Tìm tòi – mở rộng (1’)

- Học bài, làm tập 1 → 3/69 (sgk).

- Chuẩn bị bài 21: Ôn lại cách lập CTHH, tính khối lượng mol.

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học