Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 4: Tính chất hoá học của carbohydrate

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức:

Trình bày được:

- Tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromine, thuộc thử Tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng ca nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng)

- Tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân)

- Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellelose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer (svayde)).

2. Năng lực:

* Năng lực chung: 

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát thí nghiệm để tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của các hợp chất carbohydrate

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

* Năng lực hóa học: 

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

Trình bày được: 

- Tính chất hoá học cơ bản của glucose và fructose (phản ứng với copper (II) hydroxide, nước bromie, thuốc thử tollens, phản ứng lên men của glucose, phản ứng riêng của nhóm -OH hemiacetal khi glucose ở dạng mạch vòng.

- Tính chất hoá học cơ bản của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide, phản ứng thuỷ phân).

- Tính chất hoá học cơ bản của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer).

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của glucose (với copper (II) hydroxide, nước bromie, thuốc thử tollens); của saccharose (phản ứng với copper (II) hydroxide); của tinh bột (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với iodine); của cellulose (phản ứng thuỷ phân, phản ứng với nitric acid và với nước Schweizer). Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm giải thích được tính chất hoá học của glucose, fructose, saccharose, tinh bột và cellulose.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm mối liên hệ giữa đặc điểm cầu tạo của các hợp chất carbohydarte đến tính chất hoá học.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được phản ứng tráng bạc của glucose và fructose, phản ứng thuỷ phân của saccharose, tinh bột và cellulose.

3. Phẩm chất: 

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 12, các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

- Bộ dụng cụ và hoá chất thí nghiệm

2. Đối với học sinh

- Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 12. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 

Kiểm tra bài cũ: Không 

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

- Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung

- Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm

- Ứng dụng của glucose trong việc phủ lê thuỷ tinh 1 lớp bạc mỏng để chế tạo gương soi, ruột phích

d. Tổ chức hoạt động học

Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

- Ổn định lớp

- GV đặt vấn đề: Để chế tạo gương soi, ruột phích (ruột bình thuỷ), người ta phủ lên thuỷ tinh một lớp bạc mỏng. Lớp bạc này thường được tạo thành từ phản ứng tráng bạc của glucose.

a) Glucose tham gia phản ứng tráng bạc do có nhóm chức nào trong phân tử?

b) Ngoài glucose, các hợp chất carbohydrate khác như fructose, saccharose có phản ứng tráng bạc không? Vì sao?

- Mời HS dự đoán.

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS  lắng nghe câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG 2.1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA GLUCOSE VÀ FRUCTOSE

a. Mục tiêu:

- Học sinh nắm được tính chất của alcohol đa chức và của hợp chất carbonyl

- Phản ứng lên men của glucose và fructose

b. Nội dung:

Gv: Chuẩn bị cho học sinh xem các video hoặc làm các thí nghiệm từ đó nên lên được tính chất hoá học của glucose và fructose

c. Sản phẩm: Là các câu hỏi trả lời của bản thân học sinh với các câu hỏi giáo viên nêu. Các phương trình phản ứng hoá học nêu lên được tính chất của glucose và fructose

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Phản ứng với copper (II) hydroxide

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

- Cho 4 tổ làm thí nghiệm: phản ứng của glucose với copper (II) hydroxide. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng.

Thực hiện nhiệm vụ

- Cho các tổ thực hiện thí nghiệm, và giám sát hỗ trợ học sinh

Báo cáo, thảo luận

- Chỉ định học sinh đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ và thuyết trình

- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Câu hỏi: 1.Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2, loại nhóm chức nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo dung dịch màu xanh lam

2. Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng, nhóm chức nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O

Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời

- Chốt lại: dung dịch màu xanh làm là do tính chất của alcohol đa chức, kết tủa đỏ gạch do nhóm chức -CHO

Fructose cũng tham gia phản ứng như glucose và tạo thành kết tủa đỏ gạch Cu2O tương tự như glucosedo trong môi trường kiềm, fructose có thể chuyển thành hợp chất có nhóm chức aldehyde

2. Phản ứng với thuốc thử Tollens

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

Cho 4 tổ làm thí nghiệm: Phản ứng của glucose với thuốc thử Tollens. Ghi lại hiện tượng, giải thích viết phương trình phản ứng.

Thực hiện nhiệm vụ

- Cho các tổ thực hiện thí nghiệm, và giám sát hỗ trợ học sinh

Báo cáo, thảo luận

- Chỉ định học sinh đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ và thuyết trình

- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung

Câu hỏi: Phản ứng tráng bạc thể hiện tính chất của nhóm chức nào trong phân tử glucose? Vì sao fructose cũng có tính chất này?

Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời

3. Phản ứng với nước bromine

GV: Chuyển giao nhiệm vụ

Cho 4 tổ làm thí nghiệm: Phản ứng của glucose với nước bromine

Thực hiện nhiệm vụ

- Cho các tổ thực hiện thí nghiệm, và giám sát hỗ trợ học sinh

Báo cáo, thảo luận

- Chỉ định học sinh đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ và thuyết trình

- Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung

Câu hỏi: Phản ứng của glucose với nước bromine thể hiện tính chất của nhóm chức nào trong phân tử chất này?

Fructose có làm mất màu dung dich nước bromine không?

Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời

Nhấn mạnh: Fructose không làm mất màu nước bromine nên ta dùng nước bromine để phân biệt glucose với fructose

HS nêu thắc mắc nếu có cho GV giải đáp trước khi thực hiện

- Các tổ làm thí nghiệm, trình bày hiện tượng, viết phương trình vào bảng phụ

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh

HS ghi nhận. Viết phương trình phản ứng vào vở

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → Cu(C6H11O6)2 + 2H2O

CH2OHCH(OH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O

HS nêu thắc mắc nếu có cho GV giải đáp trước khi thực hiện

- Các tổ làm thí nghiệm, trình bày hiện tượng, viết phương trình vào bảng phụ

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh

HS ghi nhận. Viết phương trình phản ứng vào vở

Sản phẩm sự kiến:

CH2OHCH(OH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OHCH(OH)4COONH­4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.

HS nêu thắc mắc nếu có cho GV giải đáp trước khi thực hiện

- Các tổ làm thí nghiệm, trình bày hiện tượng, viết phương trình vào bảng phụ

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh

HS ghi nhận. Viết phương trình phản ứng vào vở

Sản phẩm sự kiến:

CH2OHCH(OH)4CHO + Br2 + H2O →

CH2OHCH(OH)4COOH + 2HBr

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học