Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm về chất dẻo trình bày được thành phẫn phân tử và phản ứng điểu chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), polyCphenol formaldehyde) (PPF).

- Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.

- Nêu được khái niệm về composite.

- Trình bày được ứng dụng của một sổ loại composite.

- Nêu được khái niệm và phân loại vé tơ. Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,...), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).

- Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

- Trình bày được phản ứng điểu chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

- Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hoá cao su. Nêu được khái niệm vể keo dán. Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một sổ keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly (urea-formaldehyde)).

2. Về năng lực

- Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người.

- Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.

3. Về phẩm chất

- Khám phá được thành phần, tính chất các vật liệu polymer như chất dẻo, cao su, tơ, keo dán.

- Có ý thức sử dụng hợp lí các sản phẩm làm từ polymer; thu hồi và tái chế các đồ vật làm từ chất liệu polymer thành các sản phẩm hữu ích.

- Có ý thức tìm kiếm, sử dụng các đồ vật làm từ chất liệu thân thiện với môi trường để thay thế đồ vật bằng chất liệu polymer.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Một số mẫu vật được chế tạo từ polymer: PE, PVC, sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm, tơ nylon, polyester, cao su, vật liệu composite hoặc ảnh, tranh các sản phẩm chế tạo từ polymer.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu:

- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về đặc điểm cấu tạo polymer, phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, tính năng của các vật liệu polymer thông dụng,) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.

b) Nội dung:

Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, sau đó tìm từ chìa khoá.

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

Câu 1: Quá trình chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 2: Tính chất bị biến dạng của vật liệu khi chịu tác dụng của nhiệt hoặc áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Câu 3: Chất liệu thường được dùng để chế tạo đồ chơi trẻ em.

Câu 4: Cụm từ dùng để chỉ tính chất không phân bố được vào dung môi.

Câu 5: Tính chất điển hình của vật liệu dùng làm vỏ bọc dây cáp điện.

Câu 6: Hợp chất có phân tử khối lớn, tạo bởi nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau.

Câu 7: Chất liệu được sử dụng phổ biến để làm túi đựng thực phẩm, khó phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường.

c) Sản phẩm:

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng, … để khởi động buổi học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1. Khái niệm chất dẻo

a) Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3- diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).

b) Nội dung:

- Đọc mục I.1 (SGK trang 56) để tìm thông tin cần thiết

+ Chất dẻo là gì? Nêu biểu hiện của tính dẻo.

+ Kể tên một số polymer dùng sản xuất chất dẻo mà em biết.

+ Ngoài thành phần chính là polymer thì chất dẻo còn thành phần nào khác?

c) Sản phẩm:

- Chất dẻo là các vật liệu có tính dẻo. Biểu hiện của tính dẻo là vật liệu bị biến dạng khi có tác dụng nhiệt hoặc áp lực và vẫn giữ nguyên hình dạng đó khi thôi tác dụng

- Một số polymer dùng sản xuất chất dẻo: PE, PP, PVC,…

d) Tổ chức thực hiện:

B1: GV cho HS hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hởi.

B2: HS đọc SGK trả lời các câu hỏi

B3: Gv cho HS xung phong trình bày.

B4: GV tổng kết, chốt kiến thức.

Hoạt động 2. Một số polymer dùng làm chất dẻo

a) Mục tiêu: Viết được PTHH điều chế một số polymer dùng làm chất dẻo, nêu được ứng dụng và tác hại của chúng.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 1

Đọc mục I. Chất dẻo SGK hoàn thành các nội dung sau:

1.

a. Dựa vào các nội dung trong SGK hoàn thành bảng sau:

POLYMER

PTHH TỔNG HỢP

ỨNG DỤNG

PE

PP

PVC

PPF

b. Trong các polymer trên, polymer được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp là: …………………………………………………………………………………………

2. Nêu các ô nhiễm môi trường do chất dẻo và rác thải nhựa gây ra:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

3. Kể tên một số biên pháp làm giảm thiểu ràc thải nhựa

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

c) Sản phẩm: Hs hoàn thành phiếu học tập số 1

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Gv chia Hs thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ

B2: Hs làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập

B3: Gv gọi ngẫu nhiên nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.

B4: Gv chốt kiến thức

Hoạt động 3. Tìm hiểu về vật liệu composite

a) Mục tiêu: Hs nêu được khái niệm và ứng dụng của một số vật liệu composite.

b) Nội dung: HS làm việc với SGK hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2

Đọc mục II SGK trang 58 hoàn thành các nội dung sau

1. Vật liệu composite có đặc điểm gì nổi bật về thành phần và tính chất?

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………

2. Điền thông tin phân loại composite, vai trò và ví dụ vào bảng sau

Phân loại

Vai trò

Ví dụ

 

 

3. Tìm thông tin về ứng dụng composite và hoàn thành sơ đồ Mindmap

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

c) Sản phẩm: Kết quả hoàn thành phiếu học tập số 2 của các nhóm hs

Phiếu học tập số 2

Đọc mục II SGK trang 58 hoàn thành các nội dung sau

1. Vật liệu composite có đặc điểm gì nổi bật về thành phần và tính chất?

- Thành phần: được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau.

- Tính chất: có các tính chất vượt trội so với các vật liệu ban đầu.

2. Điền thông tin phân loại composite, vai trò và ví dụ vào bảng sau

Phân loại

Vai trò

Ví dụ

Vật liệu cốt

đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết

cốt sợi (sợi thuỷ tinh, sợi hữu cơ, sợi carbon, vải,…), cốt hạt.

Vật liệu nền

đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau

nền hữu cơ (nhựa polymer), nền kim loại, nền gốm,…

3. Tìm thông tin về ứng dụng composite và hoàn thành sơ đồ Mindmap

Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 9: Vật liệu polymer

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học