Giáo án Hóa 12 Cánh diều Bài 8: Đại cương về polymer
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (poly ethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), poly buta-1,3-diene, polyisoprene, poly (methyl methacrylate), poly (phenol formaldehyde)(PPF), capron, nylon-6,6).
- Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).
- Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh một số polymer.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học của polymer.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số polymer thường gặp (poly ethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), poly buta-1,3-diene, polyisoprene, poly (methyl methacrylate), poly (phenol formaldehyde)(PPF), capron, nylon-6,6).
- Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hóa học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hóa cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh một số ứng dụng của polymer.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được phương pháp để tổng hợp một số polymer thường gặp.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK tìm hiểu khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học của polymer.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh một số ứng dụng của polymer.
- Phiếu bài tập số 1, số 2....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Hs quan sát hình ảnh một số ứng dụng của polymer trong đời sống hàng ngày trên slide để trả lời một số câu hỏi?
b) Nội dung:
- Em hãy cho biết trong gia đình có những vật dụng nào được làm bằng vật liệu polymer?
- Polymer là gì? Chúng có tính chất, úng dụng gì và được điều chế như thế nào?
c) Sản phẩm: HS dựa trên hình ảnh GV trình chiếu, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hs tìm hiểu về khái niêm, danh pháp; tính chất vật lý và phương pháp điều chế một số polymer thường gặp
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Đồ dùng thiết bị |
HĐ 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3 phút |
- Ổn định tổ chức - Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể ở các góc (3 góc) - Hứớng dẫn hs nghiên cứu và lựa chọn các góc |
- Ngồi theo nhóm - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ |
- Máy chiếu, bảng hoạt động nhóm (thể hiện nhiệm vụ mỗi góc) |
HĐ 2: Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc 40 phút |
- Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập ở các góc, mỗi góc trong thời gian 10 phút rồi luân chuyển sang góc khác. - Sau đó 3 góc này ngồi lại thành 4 tổ, thực hiện nội dung của "Góc áp dụng" (10') - Hướng dẫn các nhóm tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm. |
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc hoạt động. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. - Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập. |
- SGK lớp 12 - Các hướng dẫn nhiệm vụ các góc - Bút dạ, bảng hoạt động nhóm - Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất. |
Tiết 2: HĐ 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc. 25 phút |
- Hướng dẫn HS báo cáo kết quả. - Đại diện tổ 1 trình bày kết quả góc phân tích. Yêu cầu tổ 2, tổ 3 nhận xét, phản hồi. - Đại diện tổ 2 trình bày kết quả góc trải nghiệm. Yêu cầu tổ 1, tổ 4 nhận xét, phản hồi - Đại diện tổ 3 trình bày kết quả góc quan sát. Yêu cầu tổ 2, tổ 4 nhận xét, phản hồi - Đại diện tổ 4 trình bày kết quả góc áp dụng. Yêu cầu tổ 1, tổ 3 nhận xét, phản hồi. - Công bố đáp án trên màn chiếu và kết luận chung về kết quả thực hiện ở mỗi góc. - Yêu cầu các tổ quan sát đáp án của nhiệm vụ này trên màn chiếu. |
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - Lắng nghe, so sánh vói câu trả lời của nhóm mình và đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung. - Quan sát sản phẩm trình bày và đóng góp ý kiến của nhóm bạn. - Ðưa ra ý kiến nhận xét bổ sung - Lắng nghe và đánh giá câu trả lời của bạn - Lắng nghe và ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại. - HS ghi vở những kết luận mà GV chốt lại. |
Máy tính, máy chiếu, bảng hoạt động nhóm |
HĐ 4: Ghi tóm tắt nội dung 10 phút |
- Cho hs ghi vở những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại |
- HS ghi những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại |
Máy tính, máy chiếu |
HĐ 5: Luyện tập 6 phút |
- GV trình chiếu ô chữ trống, tổ chức cho HS giải ô chữ và tìm từ khóa |
- Tích cực tham gia tìm hiểu ô chữ |
Máy tính, máy chiếu |
HĐ 6: Vận dụng. 1-2 phút |
- Học bài cũ, làm BT trong SGK - Đọc trước bài vật liệu polymer. Tìm hiểu vai trò trong đời sống và sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường của vật liệu polymer và vật liệu compozit. |
Các phiếu học tập thực hiện nhiệm vụ ở 3 góc
1. GÓC PHÂN TÍCH: a. Mục tiêu: Nghiên cứu SGK, kiến thức thực tiễn, để nhận biết được cơ bản kiến thức mới. b.Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1 Câu hỏi 1: 1.1. Tìm hiểu SGK cho biết khái niệm polymer, monomer, hệ số polymer hóa, cách gọi tên polymer. - Polymer:……………………………………………………………………… - Monomer:……………………………………………………………………… - Tên gọi của polymer:……………………………………………………………………… 1.2 Xác định công thức monomer, công thức mắt xích, hệ số polymer, công thức polymer và gọi tên polymer trong các phản ứng tạo polymer sau (ghi vào bảng ) Phản ứng 1: nCH2 =CH2 → (-CH2-CH2-)n ethylene Phản ứng 2: n NH2[CH2]5COOH → (-HN-[CH2]5-CO-)n+(n-1)H2O ε-aminocaproic acid
Câu hỏi 2: cho biết phát biểu nào đúng/sai
Câu hỏi 3: Quan sát các ptpư điều chế các polymer sau, từ đó cho biết đặc điểm chung của các monomer thu được mỗi nhóm, so sánh sản phẩm của các phản ứng ở 2 nhóm. Từ đó khái quát khái niệm phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng, điều kiện cấu tạo của monomer tham gia phản ứng đó?
|
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều chuẩn khác:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12