Giáo án Hóa học 11 Bài 32 : Ankin (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 11 Bài 32 : Ankin phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 11 cả năm (mỗi bộ sách) phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được sự biến đổi về một số tính chất vật lí của ankin.

- Nêu và viết được công thức cấu tạo, đồng phân của ankin.

- Phát biểu được các cách điều chế và ứng dụng của axetilen.

- Giải thích được được sự biến đổi về một số tính chất vật lí của ankin.

- Dự đoán được được một số tính chất hóa học của ankin dựa vào cấu trúc phân tử.

- Suy luận được ankin có nối ba đầu mạch dựa vào phản ứng đặc trưng.

- Giải được các bài tập vận dụng.

- Trình bày được sự biến đổi về một số tính chất vật lí của ankin.

- Nêu và viết được công thức cấu tạo, đồng phân của ankin.

- Phát biểu được các cách điều chế và ứng dụng của axetilen.

- Giải thích được được sự biến đổi về một số tính chất vật lí của ankin.

- Dự đoán được được một số tính chất hóa học của ankin dựa vào cấu trúc phân tử.

- Suy luận được ankin có nối ba đầu mạch dựa vào phản ứng đặc trưng.

- Giải được các bài tập vận dụng.

2. Kĩ năng:

- Viết PTHH.

- Quan sát và nhận xét cấu trúc phân tử.

- Dự đoán được tính chất hóa học.

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các cấu trúc phân tử.

3. Thái độ:

- Nâng cao lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực hợp tác.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tìm và đọc thêm tài liệu về ankin.

- Thiết kế kế hoạch dạy học.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài mới.

III. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình

- Đàm thoại dẫn dắt

- Sử dụng phương tiện trực quan ( hình ảnh trong sách giáo khoa).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Ổn định lớp học và vào bài mới (3 phút)

- GV kiểm tra sĩ số, ổn định lớp học.

- GV dẫn vào bài mới: “ Cấp 2 chúng ta đã học axetilen, vậy 1 bạn cho cô biết CTCT của axetilen và nhận xét về đặc điểm phân tử.”

- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi.

-GV: “ Chúng ta thấy trong phân tử axetilen có 1 liên kết ba và axetilen thuộc hợp chất ankin. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ankin.”

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất vật lí của ankin (10 phút)

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm ankin.

- GV khẳng định lại khái niệm ankin, lấy ví dụ về ankin đơn giản nhất: axetilen.

-GV gọi 1 HS đọc tiếp 1 vài đồng đẳng của axetilen từ đó yêu cầu HS rút ra CTTQ của ankin.

-GV gọi 1 HS nhắc lại công thức chung khi gọi tên anken theo quy tắc IUPAC, từ đó đưa ra quy tắc gọi tên ankin.

- GV yêu cầu HS so sánh CTTQ của ankin và ankadien. Giải thích sự giống nhau đó.

-GV hỏi HS về khái niệm đồng phân từ đó GV nhận xét, khẳng định ankin và akadien là đồng phân của nhau.

- GV yêu cầu 2HS lên bảng, một HS viết các đồng phân ankadien, một HS viết các đồng phân ankin của hợp chất có CTPT C5H8.

-GV nhận xét và gọi HS đọc tên thay thế của các đồng phân.

- GV nêu chú ý: nếu hợp chất có cả nối đôi và nối ba thì ưu tiên đánh số phía gần nối đôi hơn.

- GV yêu cầu HS quan sát số liệu bảng 6.2 trong sgk trang 175, rút ra nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của ankin.

Từ nhiệt độ sôi, nhiệt nóng chảy nhận xét về trạng thái tồn tại của các ankin trong bảng tại nhiệt độ phòng (25℃).

- GV kết luận.

- HS lắng nghe yêu cầu từ GV và trả lời.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành ví dụ vận dụng.

-C3H4 , C4H6, C5H8, ..

CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 2 )

-Tên thay thế: Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + Tên mạch chính + số chỉ vị trí nối đôi+en.

-Tên thông thường: Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen.

- Ankin và ankadien có cùng CTTQ vì đều là hidrocacbon không no, mạch hở và có 2 liên kết π trong phân tử.

- Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng phân của nhau.

- Ankin là những hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử.

- Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là: CnH2n-2 (n>=2, với một liên kết ba).

- Theo IUPAC, quy tắc gọi tên ankin tương tự với anken, chỉ khác đuôi –in.

- Ankin từ C4 có đồng phân vị trí nhóm chức, từ C5 có đồng phân mạch cacbon.

- Ví dụ vận dụng: C5H8

Pent-1-in: CH ≡ C - CH2 - CH2CH3

Pent-2-in: CH3 - C ≡ C - CH2 - CH3

3-metyl-but-1-in: CH ≡ C - CH(CH3) - CH3

- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của ankin: tăng dần theo khối lượng phân từ hidrocacbon.

 

 

- Etin, propin tồn tại trạng thái khí, các ankin còn lại tồn tại dạng lỏng ở điều kiện thường.

........................................

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học