Giáo án Công nghệ 12 Cánh diều Bài 19: Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP và những lợi ích của nuôi thủy sản theo quy trình VietGAP.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh, video liên quan đến các quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có liên quan đến nội dung bài học (nuôi thủy sản, VietGAP,…), đồng thời tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về lợi ích và quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi: Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích gì? Quy trình nuôi thủy sản VietGAP khác với nuôi thủy sản thông thường như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:
+ Một số lợi ích của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP:
⮚ Cơ sở nuôi: Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng ổn định.
⮚ Người tiêu dùng: Biết rõ được nguồn gốc thực phẩm.
⮚ Người lao động: Làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh.
⮚ Cơ sở chế biến: Có nguồn nguyên liệu đảm bảo.
+ So sánh quy trình nuôi thủy sản VietGAP và nuôi thủy sản thông thường:
Quy trình Tiêu chí |
VietGAP |
Thông thường |
Quản lí con giống |
- Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và chứng nhận chất lượng. - Ghi chép đầy đủ thông tin về nguồn gốc, số lượng, ngày thả giống. |
- Thường sử dụng con giống tự nhiên hoặc từ các nguồn không rõ ràng. - Ít quan tâm đến việc ghi chép thông tin về con giống. |
Quản lí thức ăn |
+ Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con nuôi. + Cho ăn đúng định lượng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn. + Ghi chép đầy đủ thông tin về loại thức ăn, số lượng, thời gian cho ăn. |
+ Thường sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn giá rẻ, không rõ nguồn gốc. + Cho ăn theo kinh nghiệm, không theo định lượng cụ thể. + Ít quan tâm đến việc ghi chép thông tin về thức ăn. |
Quản lí môi trường |
+ Theo dõi và kiểm soát các yếu tố môi trường như: pH, độ kiềm, độ mặn, oxygen hòa tan… + Thường xuyên xử lý ao nuôi, thay nước định kỳ để đảm bảo môi trường ao nuôi phù hợp với con nuôi. |
+ Ít quan tâm đến việc quản lý môi trường. + Thường để môi trường ao nuôi tự nhiên, không xử lý hoặc thay nước định kỳ. |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm về cách lựa chọn nơi nuôi, quản lí dịch bệnh, thu gom, xử lí chất thải,… chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Công nghệ 12 Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thuỷ sản
Giáo án Công nghệ 12 Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thuỷ sản phổ biến
Giáo án Công nghệ 12 Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thuỷ sản
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12