Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi

- Nêu được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi và các biện pháp cơ bản trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

Năng lực công nghệ:

- Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lý chất thải chăn nuôi

- Trình bày và vận dụng được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và ứng dụng công nghệ thông tin sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường và biến chất thải chăn nuôi thành nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

- Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với HS

- SGK Công nghệ chăn nuôi 11.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học mới, thông qua hình ảnh, video các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại kiến thức, kinh nghiệm đã có về các quy trình thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu

c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường? Cần phải làm gì để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục I SGK kết hợp quan sát hình 22.1 - 4 trong SGK, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS nghiên cứu mục I SGK, quan sát Hình 22.1 - 4; hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Vòng chuyên gia:

Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Ủ phân compost

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về biện pháp xử lí nhiệt

+ Nhóm 4: Tìm hiểu biện pháp Lọc khí thải

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục I.1 SGK trang 113:

Nêu vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em.

Khám phá mục I.2 SGK trang 114:

Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?

I. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

1. Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học

- Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí.

- Quá trình lên men kị khí phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.

- Sinh học tạo ra từ quá trình lên men có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

- Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón, nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng.

- Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi sử dụng nước để dội chuồng, tắm và làm mát cho gia súc.

Trả lời Khám phá mục I.1 SGK trang 113:

* Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

- Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

- Tạo chất đốt, chạy máy phát điện

- Tạo phân bón.

* Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em

Địa phương em sử dụng khí sinh học làm chất đốt, chất thải ở hầm biogas làm phân bón cây, làm nước tưới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Công nghệ 11 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học