Giải VBT Ngữ Văn 9 Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ



Câu 1: Bài tập 2, tr. 112, SGK

Trả lời:

- Mở đầu: giới thiệu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu đặc sắc nhất của bài thơ: hình ảnh bếp lửa

- Nội dung chính

+ Bài thơ Bếp lửa ra đời vào thời kì cả nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp. Miền Bắc đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ.

+ Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn liền với thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân ta

+ Đối với cá nhân tác giả, bài thơ Bếp lửa gợi nhớ lại những kỉ niệm về bà và những năm tháng xa bố mẹ được bà yêu thương, chăm sóc ân cần.

+ Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo, gợi lên lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà.

+ Bài thơ không chỉ bó hẹp trong tình cảm gia đình mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

+ Tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người bà gắn liền với tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước là động lực cho người cháu chiến đấu hôm nay

- Kết thúc: khẳng định lại vấn đề nghị luận

Câu 2: Ngoài cách mở đầu nêu ở bài tập 1, hãy nêu lên hai lời mở đầu khác cho bài luyện nói ở trên

Trả lời:

- Mở đầu 1: Thưa các bạn! Chúng ta đã được học, được đọc nhiều áng thơ văn hay về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình. Có bạn thích vẻ thiết tha nồng nàn của Tế Hanh ở bài Quê hương. Có bạn yêu sự mộng mơ lãng mạn của tình mẹ con trong bài Mây và sóng của Ta-go,... Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm trong bài Bếp lửa của Bằng Việt

- Mở đầu 2: Đối với những người đi xa nhớ nhà , có lẽ không có hình ảnh nào gợi cảm hơn hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấm áp, bếp lửa no đủ, bếp lửa quây quần. Bằng Việt đã chọn một hình ảnh thật tiêu biểu để viết tình cảm của mình đối với người bà kính yêu: Bếp lửa

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 (VBT Ngữ Văn 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học