Giải Toán lớp 3 trang 111 Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- Giải Toán lớp 3 trang 111 Bài 1
- Giải Toán lớp 3 trang 111 Bài 2
- Giải Toán lớp 3 trang 111 Bài 3
- Video Bài giải & Bài giảng Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- Lý thuyết Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- Bài tập trắc nghiệm Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- Giải vở bài tập Toán lớp 3 Bài 104: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Với giải bài tập Toán lớp 3 Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính trang 111 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 3 biết cách làm bài tập Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính Toán lớp 3. Bên cạnh đó là lời giải vở bài tập Toán lớp 3 và bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 có lời giải chi tiết.
Bài 1 (trang 111 SGK Toán 3): Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn
Lời giải:
a) Bán kính: OM, ON, OP, OQ
Đường kính: MN, PQ
b) Bán kính: OA, OB
Đường kính: AB
Bài 2 (trang 111 SGK Toán 3): Em hãy vẽ hình tròn có :
a) Tâm O, bán kính 2cm
b) Tâm I, bán kính 3cm
Lời giải:
a) Đường tròn tâm O, bán kính 2 cm
b) Đường tròn tâm I, bán kính 3 cm
Bài 3 (trang 111 SGK Toán 3): a) Vẽ bán kính OM, đường kính CD hình tròn sau :
b) Câu nào đúng, câu nào sai ?
- Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng CD
- Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM
- Đô dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD
Lời giải:
a) Học sinh tự nối tâm của đường tròn tới điểm bất kì trên đường biên của đường tròn ta được bán kính của đường tròn
b)- Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng CD (sai)
- Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM (sai)
- Đô dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD (đúng)
Bài giảng: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính - Cô Nguyễn Thị Điềm (Giáo viên VietJack)
Lý thuyết Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Lý thuyết:
Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
Nhận xét:
Trong một hình tròn:
+ Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
Ví dụ: Xác định tâm của hình tròn trong hình vẽ sau:
Lời giải:
Hình tròn đã cho có tâm M.
II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Xác định tâm, đường kính, bán kính của một hình tròn.
Phương pháp: Tâm của một hình tròn là trung điểm của đường kính.
Ví dụ: Nêu tên tâm đường tròn, bán kính, đường kính có trong hình sau:
Lời giải:
Hình tròn đã cho có tâm I, đường kính GH, bán kính GI, IH.
AB không là đường kính của đường tròn tâm I.
Dạng 2: Tính độ dài bán kính khi biết đường kính và ngược lại
Phương pháp: Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
Ví dụ 1: Cho đường tròn tâm O có đường kính bằng 10cm. Hỏi bán kính của đường tròn tâm O bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Bán kính của đường tròn tâm O là:
10 : 2 = 5 (cm)
Đáp số: 5cm
Ví dụ 2: Cho hình vẽ sau:
Biết độ dài đoạn thẳng MI bằng 4cm, hỏi độ dài đoạn thẳng AB bằng bao nhiêu?
Lời giải:
Hình tròn đã cho có tâm I, bán kính MI = 4cm, đường kính AB.
Độ dài đoạn thẳng AB là:
4 × 2 = 8 (cm)
Đáp số: 8cm
Dạng 3: Vẽ hình tròn khi biết độ dài của bán kính hoặc đường kính
Phương pháp:
Sử dụng compa để vẽ hình tròn:
– Chọn một điểm làm tâm của hình tròn.
– Mở compa theo khoảng cách bằng bán kính cho trước.
– Đặt một chân cố định của compa trùng với tâm, chân bút chì còn lại di chuyển và quay một vòng, điểm đầu trùng với điểm cuối cùng để được một hình tròn.
Ví dụ 1: Vẽ đường tròn tâm O, đường kính 6cm.
Lời giải:
Độ dài bán kính của đường tròn tâm O là: 6 : 2 = 3 (cm)
Lấy điểm O làm tâm của đường tròn.
Mở compa một khoảng 3cm.
Đặt đầu nhọn của compa trùng với điểm O, quay một vòng compa ta được hình tròn cần vẽ:
Trắc nghiệm Toán 3 Bài tập Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính (có đáp án)
Câu 1 : Cho hình vẽ:
I là tâm của hình tròn này. Đúng hay sai ?
Câu 2 : Cho hình vẽ:
Bán kính của hình tròn là:
A. MN
B. ML
C. JK
D. OJ
Câu 3 : Cho hình vẽ:
Độ dài đoạn thẳng IM dài hơn độ dài đoạn thẳng IA. Đúng hay sai ?
Câu 4 : Cho các nhận xét sau, nhận xét nào sai?
A.Trong một hình tròn, các bán kính có độ dài bằng nhau.
B. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bằng độ dài đường kính.
C. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bé hơn độ dài đường kính.
D. Trong một hình tròn, các đường kính có độ dài bằng nhau.
Câu 5 : Cho hình vẽ sau biết AB=18 cm:
Câu 6 : Cho hình vẽ sau, đoạn thẳng IM=8 cm
Câu 7 : Cho hình vẽ sau:
Tham khảo các bài giải bài tập Toán 3 Chương 3 : Các số đến 10 000 khác:
- Vẽ trang trí hình tròn
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
- Luyện tập trang 114
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)
- Luyện tập trang 116
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD