Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

1. Tìm hiểu nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Câu 1 (trang 23 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

c. Trao đổi với nhau thống nhất để trả lời câu hỏi: Dưới ách độ hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống nhân dân ta cực khổ như thế nào?

Trả lời:

- Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta vô cùng lầm than cực khổ. Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn ngà voi, tê giác, bắt chim quý, săn gỗ tốt, để cống nạp cho chúng. Chúng còn đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán và sống theo phong tục của người Hán.

2. Tìm hiểu sự phản ứng của nhân dân ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc

Câu 1 (trang 24 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Dựa vào đoạn văn đã đọc, trao đổi để thống nhất nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

3. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Câu 2 (trang 24 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Vì sao Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa?

Trả lời:

* Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vì:

- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.

- Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.

- Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa

g. Kết hợp quan sát bức tranh, lược đồ và đoạn văn mà em đã đọc, cả nhóm thảo luận, đi đến thống nhất:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

- Bức tranh mô tả quân Hai Bà Trưng với khí thế như thế nào? Quân Tô Định ra sao?

- Trình bày trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Quan sát bức tranh ta thấy Hai Bà Trưng kéo quân đánh giặc với khí thế hùng trời hừng hực, lòng sục sôi ý chí đánh giặc. Ngược lại, Tô Định vẻ mặt đầy lo sợ.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

    + Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

    + Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

    + Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.

- Kết quả cuộc khởi nghĩa:

    + Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.

    + Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi

4. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của trận Bạch Đằng (năm 938)

Câu 1 (trang 26 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc?

- Dựa vào bức tranh, kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng?

Trả lời:

- Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc. Quân ta mai phục hai bên bờ sông để tấn công.

- Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng:

    + Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

    + Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.

    + Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.

5. Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử nước ta

Câu 1 (trang 27 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?

- Cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.

- Vì sao nhân dân ta xây lăng Ngô Quyền?

Trả lời:

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, vào mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương gọi là Ngô Vương, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc là: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

- Nhân dân ta xây lăng Ngô Quyền vì muốn ghi nhớ công ơn của ông đối với sự nghiệp bảo vệ lãnh thổ đất nước.

1. Quan sát lược đồ (trang 25sgk) sau đó vừa vẽ mũi tên vào lược đồ, vừa kể diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Câu 1 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Trả lời:

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

    + Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

    + Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

    + Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.

- Kết quả:

    + Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.

    + Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

2. Đánh dấu (x) vào ô trống trước ý đúng về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

Câu 2 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

    A. Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập

    B. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Trả lời:

- Ý đúng về ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) là:

Đáp án: A. Lần đầu tiên nước ta giành lại được độc lập

3. Điền dấu (x) vào ô trống trước ý đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)

Câu 3 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

    A. Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc

    B. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước

Trả lời:

- Ý đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) là:

Đáp án: A. Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của quân xâm lược phương Bắc

Câu 4 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Em hãy vẽ một bức tranh, hoặc viết một đoạn văn mô tả lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) hoặc trận chiến trên sông Bạch Đằng (năm 938)

Trả lời:

- Vào mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát Môn thuộc mảnh đất Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cưỡi trên mình hai chú voi lực lưỡng, Hai Bà Trưng ngồi uy nghi, giơ thanh gươm lên kêu gọi nghĩa quân cùng tiến thẳng về phía trước để đánh tan quân Hán. Với khí thế hừng hực, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi đánh chiếm Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa tiếp tục đánh sang Luy Lâu, nhanh chóng thâu tóm trung tâm của chính quyền đô hộ. Với cuộc tấn công bất ngờ, quân Hán hoang mang bỏ chạy, thủ lĩnh cầm đầu là Tô Định cũng đã cắt tóc, cạo râu mặc giả thường để chạy trốn về Trung Quốc. Vậy là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng danh thắng lợi nhanh chóng.

Câu 5 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Em có thể kể tên các trường học, tên phố, tên làng, tên xã, đền thờ… mang tên các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này.

Trả lời:

* Một tên phố, tên đường, đền thờ hoặc một địa danh nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng là:

- Phố Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

- Đường Hai Bà Trưng – Tp. Hồ Chí Minh

- Đền thờ Hai Bà Trưng – Mê Linh Hà Nội

- Trường THPT Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Đền thờ Ngô Quyền, Sơn Tây, Hà Nội

Câu 6 (trang 29 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Cùng với sự giúp đỡ của người thân, thầy/ cô giáo và các bạn, em hãy kể tên những người phụ nữ anh hùng như Hai Bà Trưng trong lịch sử nước ta.

Trả lời:

* Những người phụ nữ anh hùng trong lịch sử nước ta là:

   - Hai Bà Trưng

   - Võ Thị Sáu

   - Nguyễn Thị Minh Khai

   - Nguyễn Thị Định

   - Lý Chiêu Hoàng

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học