Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội

1. Liên hệ thực tế

Câu 1 (trang 40 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Em đã được đến Hà Nội chưa? Nếu được đến Hà Nội em thích đến tham quan những nơi nào?

   - Sưu tầm tranh ảnh về thủ đô Hà Nội để giới thiệu với bạn

Trả lời:

Em chưa từng được đến tham quan Hà Nội.

Nếu được đến Hà Nội, em sẽ tham quan những nơi như: Lăng Bác Hồ, Hồ Gươm, Chùa Một Cột, cầu Long Biên, Văn miếu Quốc Tử Giám....

Một số tranh ảnh về Hà Nội:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Hình 1: Ảnh Hồ Tây về đêm

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

2. Chỉ trên lược đồ/bản đồ và mô tả về Thủ đô Hà Nội

a. Quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và thực hiện

Câu 1 (trang 41 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ?

   - Cho biết thủ đô Hà Nội thuộc vùng đồng bằng nào? Trong đồng bằng đó, Hà Nội có vị trí như thế nào?

Trả lời:

   - Xác định vị trí Hà Nội:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   - Thủ đô Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng

   - Trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội nằm ở vị trí gần trung tâm của vùng.

b. Quan sát lược đồ hình 1 và trả lời câu hỏi:

Câu 2 (trang 41 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với những tỉnh nào?

   - Sông lớn nào chảy qua Hà Nội?

   - Từ Thủ đô Hà Nội đi đến các nơi khác có thê đi băng những loại đường giao thông nào?

Trả lời:

Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình.

Sông lớn chảy qua Hà Nội là sông Hồng.

Từ thủ đô Hà Nội đi đến các nơi khác có thể đi bằng những loại đường giao thông:

   - Đường sắt

   - Đường ô tô

   - Đường hàng không

3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi

4. Tìm hiểu phố cổ Hà Nội

Câu 1 (trang 43 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 2 và mô tả về hình ảnh phố cổ Hà Nội?

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Phố cổ Hà Nội là khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội và vẫn còn giữ cho đến ngày nay. Khu phố cổ là nơi tập trung buốn bán của người dân, chủ yếu là hàng thủ công. Khu phố cổ có nhiều phố khác nhau, mỗi phố mang một nghề đặc trưng riêng như phố Hàng Mã chủ yếu bán đồ Hàng Mã, phố hàng Bạc bán đồ bạc....Mặc dù là khu phố cổ nhưng những con phố nơi đây lúc nào người bán người mua cũng rất đông đúc và tấp nập.

5. Quan sát các hình, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 46 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Chọn và xếp các ý sau vào sơ đồ sao cho phù hợp

(Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; siêu thị; ngân hàng; bưu điện, nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất; các nhà máy; trường đại học; bảo tàng.)

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Em hãy kể tên:

   - Một số trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội?

   - Một số trường đại học, viện bảo tàng ở Hà Nội?

   - Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội?

Trả lời:

Một số trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội là:

   - Tràng Tiền Plaza

   - Vincom Center Nguyễn Chí Thanh

   - Lotte Center Hanoi

   - Vincom Mega Mall Times City

   - Vincom Center Phạm Ngọc Thạch

Một số trường đại học, viện bảo tàng ở Hà Nội là:

   - Học viện báo chí và Tuyên truyền

   - Đại học quốc gia Hà Nội

   - Đại học Bách Khoa

   - Đại học kinh tế quốc dân

   - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

   - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia

   - Bảo tàng Hồ Chí Minh

   - Bảo tàng Hà Nội

Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội:

   - Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

   - Nhà thờ Lớn Hà Nội

   - Nhà hát Lớn Hà Nội

   - Hoàng thành Thăng Long – Cột cờ Hà Nội

   - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

   - Hồ Tây

Câu 1 (trang 45 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Đọc những câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?

   a. Hà Nội là thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ

   b. Các phố cổ ở Hà Nội nằm ở Hồ Tây

   c. Năm 1010, Thăng Long (Hà Nội) được chọn làm kinh đô của nhà Lý.

   d. Phố phường của Hà Nội cổ thường có tên gắn với tên hoạt động sản xuất, buôn bán tại đó

   e. Ngày nay, Hà Nội thay đổi nhiều nên không còn phố phường nào mang tên như ngày xưa nữa.

Trả lời:

Những câu đúng là:

   a. Hà Nội là thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ

   c. Năm 1010, Thăng Long (Hà Nội) được chọn làm kinh đô của nhà Lý.

   d. Phố phường của Hà Nội cổ thường có tên gắn với tên hoạt động sản xuất, buôn bán tại đó

Những câu sai là:

   b. Các phố cổ ở Hà Nội nằm ở gần Hồ Tây

   e. Ngày nay, Hà Nội thay đổi nhiều nên không còn phố phường nào mang tên như ngày xưa nữa.

Câu 1 (trang 46 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). So sánh khu phố cổ mới ở Hà Nội theo bảng sau:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Câu 2 (trang 46 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Chơi trò chơi " Ô chữ bí mật".

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   1. Nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia gọi là gì?

   2. Tên các phố cổ Hà Nội thường bắt đầu bằng chữ gì?

   3. Tên con sông lớn chảy qua Hà Nội?

   4. Tên sân bay quốc tế lớn ở Hà Nội/.

   5. Một trong số các tên gọi trước đây của Hà Nội?

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Thủ đô Hà Nội | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Câu 1 (trang 47 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Tìm hiểu và giới thiệu về thủ đô Hà Nội

Trả lời:

Truyền thuyết hồ Gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học