Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung

1. Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và thực hiện

Câu 2 (trang 64 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Chỉ dải đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?

   - Cho biết dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở đâu trên đất nước ta?

   - Nhận xét độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung?

Trả lời:

   - Dải đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   - Dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận

   - Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hơn nhiều so với đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

2. Quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Câu 3 (trang 64 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Chỉ trên hình 1, đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

   - Ở duyên hải miền Trung có những dạng địa hình nào xen kẽ giữa các đồng bằng?

   - Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền, nhân dân ở duyên hải miền Trung đã làm gì?

Trả lời:

   - Tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

        + Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh

        + Đồng bằng Bình – Trị - Thiên

        + Đồng bằng Nam – Ngãi

        + Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa

        + Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.

   - Những dạng địa hình xen kẽ giữa các đồng bằng ở duyên hải miền Trung là: địa hình núi cao và đầm, phá.

   - Để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào sâu trong đất liền, nhân dân ở duyên hải miền Trung đã trồng phi lao ven biển.

3. Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 67 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Chỉ dãy núi Bạch Mã và hai thành phố Huế và Đà Nẵng ở trên lược đồ hình 1.

   - Vì sao duyên hải miền Trung khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?

   - Nêu những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho người dân vùng đồng bằng duyên hải miền Trung

   - Em và bạn trong lơp đã làm gì để chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra?

   - Quan sát hình 4, 5 và nhân xét trang phục người phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh?

Trả lời:

   - Dãy núi Bạch Mã và hai thành phố Huế và Đà Nẵng ở trên lược đồ hình 1

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

   - Duyên hải miền Trung khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam vì: dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc thổi đến, làm cho từ phía Nam của dãy núi này không có mùa đông lạnh.

   - Những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho người dân vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là:

        + Mùa hạ, ít mưa, đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước.

        + Mùa mưa, lũ lụt, bão gây thiệt hại về người và của.

   - Để chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra, em và các bạn đã dành tiền ăn sáng quyên góp ủng hộ người dân, tặng sách vở và quần áo cho các bạn nhỏ vùng lũ....

   - Nhận xét trang phục người phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh:

        + Trang phục phụ nữ Chăm: chiếc váy dài, ở giữa có đai lưng màu đỏ, trên đầu đội một chiếc khăn lớn.

        + Trang phụ phụ nữ Kinh: chiếc áo dài tím, tay cầm nón lá đội đầu.

=> Trang phục của phụ nữ Chăm và Kinh đều rất đẹp, mỗi bộ trang phục có vẻ đẹp riêng

4. Đọc bảng thông tin và thảo luận

Câu 2 (trang 67 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Kể tên một số hoạt động sản uất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?

   - Giải thích vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại có những hoạt động sản xuất này?

Trả lời:

   - Tên một số hoạt động sản uất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là: trồng lúa, trồng mía, lạc, làm muối, nuôi và đánh bắt thủy sản.

   - Sở dĩ đồng bằng duyên hải miền Trung lại có những hoạt động sản xuất này là do điều kiện ở đây cho phép các ngành đó phát triển. Cụ thể là:

        + Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm -> trồng lúa

        + Đất pha cát, khô nóng -> trồng cây công nghiệp ngắn ngày nhất là mía và lạc

        + Nước biển ở vùng miền Trung mặn, nhiều nắng -> làm muối

        + Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều đấm, phá -> nuôi trồng thủy sản.

5. Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận

Câu 1 (trang 68 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Ở duyên hải miền Trung ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất mặt hàng gì?

   - Nêu những điều kiện phát triển du lịch ở duyên hải miền Trung?

   - Kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở duyên hải miền Trung mà em biết?

Trả lời:

   - Ở duyên hải miền Trung ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất đường, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

   - Những điều kiện phát triển du lịch ở duyên hải miền Trung là:

        + Ven biển có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng, nước biển trong xanh

        + Có nhiều di sản văn hóa: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn

        + Các hoạt động dịch vụ, du lịch ngày càng nhiều và phát triển (nhà hàng, khách sạn, điêm vui chơi....)

   - Tên một số bãi biển nổi tiếng ở duyên hải miền Trung mà em biết: Lăng Cô, Mỹ Khê, Mũi Né, Nha Trang....

6. Quan sát hình và trả lời

Câu 2 (trang 68 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

Nêu thứ tự công việc để sản xuất đường từ cây mía?

Trả lời:

Thứ tự công việc để sản xuất đường từ cây mía:

Thu hoạch mía -> Vận chuyển mía đến nơi sản xuất -> Sản xuất đường thô -> sản xuất đường kết tinh -> Đóng gói sản phẩm.

7. Khám phá lễ hội ở duyên hải miền Trung

Câu 1 (trang 69 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).

   - Nêu tên một lễ hội ở Duyên hải miền Trung và cho biết lễ hội đó diễn ra ở đâu?

   - Hãy giới thiệu với bạn về lễ hội đó.

Trả lời:

Duyên hải miền Trung có lễ hội rước cá Ông, lễ hội này diễn ra ở xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Giới thiệu về lễ hội rước cá Ông

Lễ hội cầu ngư ở lăng Nam Hải xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn diễn ra vào ngày 11/2 âm lịch hằng năm. Lễ hội cầu ngư lăng Nam Hải xã Nhơn Hải, lễ chính là tế Nam Hải Thần Ngư. Thông qua tế lễ, ngư dân bày tỏ niềm kính tín, chiêm tượng thần linh, đồng thời gửi gắm ước nguyện thiêng liêng là cầu mùa bội thu và cầu an cho vạn chài.

Theo thông lệ, lễ hội được diễn ra trong quỹ thời gian từ ba đến năm ngày đêm. Phần hội gồm có hát tuồng và các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển, được diễn ra vào ngày thứ hai và có sự đan xen trong thời gian hành lễ ở ngày đầu tiên và ngày thứ hai.

Nghi thức lễ đầu tiên được bắt đầu từ sáng sớm với mục đích cáo giỗ và cầu xin thần Nam Hải báo ứng cho vạn chài điềm lành dữ trong năm. Lễ thánh tế (đại lễ nghinh thần) được tiến hành vào lúc nửa đêm ngày thứ nhất bước sang rạng sáng ngày thứ hai, có thêm phần múa gươm hầu thần trong chính lễ.

Phần tế đủ nghi thức lễ lục cúng, đọc văn tế ca ngợi công đức của thần, cầu xin cho thần ban cho vạn chài mùa bội thu, thuyền ra khơi xuôi chèo mát mái, khi trở về tôm cá đầy ghe. Sau đó ngư dân lễ ra khơi đánh bắt hải sản.

Trong lễ hội cầu ngư Nhơn Hải, ngoài phần lễ diễn ra, phần hội cũng là nét sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của ngư dân miền biển, thu hút nhiều du khách trong và ngoài địa phương tham gia nhất, tạo nên không khí sôi động trong những ngày lễ hội diễn ra.

Câu 2 (trang 69-70 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?

   a. Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp với những cồn cát và đầm phá

   b. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp vì các dãy núi ăn lan ra sát biến

   c. Khí hậu ở duyên hải miền Trung nắng và nóng quanh năm

   d. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp nên dân cư thưa thớt

   e. Dân tộc sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung chủ yếu là người Kinh và người Chăm.

Trả lời:

Những câu đúng là:

   a. Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp với những cồn cát và đầm phá

   b. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp vì các dãy núi ăn lan ra sát biến

   e. Dân tộc sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung chủ yếu là người Kinh và người Chăm.

Câu 3 (trang 70 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Quan sát và phân loại

a. Quan sát các hình sau:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

b. Sắp xếp các hình vào bảng sau cho phù hợp:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

c. Trong các hoạt động trên, ở địa phương em không có những hoạt động sản xuất nào?

Trả lời:

Sắp xếp các hình vào bảng sau cho phù hợp:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Quê em ở Nghệ An, trong các hoạt động trên, ở địa phương em đều có các hoạt động sản xuất trên

Câu 4 (trang 71 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Hoàn thành phiếu học tập

Chọn và viết các ý a, b, c, d, đ, e, g thích hợp vào hai sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung?

   a. Trồng mía

   b. Đất pha cát

   c. Khí hậu nóng

   d. Sản xuất đường

   đ. Chế biến thủy sản phát triển

   e. Đánh bắt thủy sản phát triển

   g. Biển, đầm, phá, sông có nhiều cá tôm

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Trả lời:

Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 11: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) | Hay nhất Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 4 VNEN

Câu 1 (trang 72 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Tìm hiểu và giới thiệu về dải đồng bằng duyên hải miền Trung

Trả lời:

ĐÈO HẢI VÂN

Đèo Hải Vân ( hay còn gọi là Ải Vân) Là danh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng với chiều dài 21km vắt ngang qua những ngọn núi cao ngất của một nhánh đi ngang đâm ngang ra biển của dãy Trường Sơn hùng vỹ.. Đèo Hải Vân (có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao phủ trên đỉnh) Đây được coi là con đèo cảnh quan đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam trên hành trình vào Nam ra Bắc từ hơn 700 năm qua, với độ cao ở đỉnh đèo là 496m so với mực nước biển.

Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây, ẩn hiện giữa cây rừng, đá núi, thực sự là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay của con người tạo ra đến mức hài hoà.Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông trong một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo ngắm cảnh làm thơ. Ngạc nhiên trước cảnh đẹp và sự hùng vĩ của trời mây nơi đây, nhà vua đã đặt cho Hải Vân tên gọi “Đệ nhất hùng quan”…. Vua Minh Mạng sau khi lên ngôi cũng đã đến thăm cảnh đẹp của Hải Vân quan và cho dựng cổng đá tại đỉnh đèo có khắc chữ “Đệ nhất hùng quan”.

Nhiều câu chuyện truyền miệng của cư dân trong vùng còn kể rằng khi chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ đất Quảng Nam, đường qua đèo Hải Vân rất ít người dám đi lại bởi một bên là núi cao hiểm trở với những vách đá dựng đứng, một bên là biển sâu thăm thẳm. Nơi đây là nơi cư ngụ của những loài thú dữ và bọn lục lâm thảo khấu hung ác.

Đã có nhiều người bạo gan vượt đèo về phương Nam và đã không tìm thấy xác. Oan hồn của những người này vẫn ở quanh quất trên đèo, nên để tránh bớt tai bay vạ gió, cư dân địa phương và người đi đường thường lập các miếu thờ ven đường và hương khói quanh năm. Trong dân gian còn truyền lại câu ca:

   “Đường bộ thì sợ Hải Vân

   Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”

Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người hai vùng miền rất khác nhau. Giao thông qua đèo Hải Vân, trước khi có hầm Hải Vân nhìn chung khá khó khăn. Đi xe con qua đèo mất một tiếng đồng hồ, bù lại khách qua đường có cơ hội ngắm cảnh đèo lúc nắng ráo hoặc chứng kiến màn sương mù ngoạn mục và cũng gây nguy hiểm cho phương tiện nếu quá dầy. Tuy địa hình của đường đèo khá hiểm trở do núi cao, vực sâu, song nơi đây lại là một điểm tham quan, du lịch lý tưởng được các công ty du lịch lữ hành trong nước đưa vào tour và thường xuyên giới thiệu với khách.

Trong những ngày nắng đẹp, từ đèo Hải Vân nhìn bao quát về phía bắc là cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà, xa xa là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ. Phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi.

Đường sắt qua đèo ngày xưa, khi sử dụng đầu máy hơi nước thường phải nối thêm đầu máy đẩy để đoàn tàu vượt đèo với một tốc độ hết sức chậm chạp và khi lên đến đỉnh đèo phải dừng lại để cho đầu máy nghỉ, bớt nóng máy. Sau này các đoàn tàu vượt đèo được lắp thêm đầu máy đẩy chạy diesel và khi dừng lại ở đỉnh đèo thì tháo đầu máy quay trở lại ga xép dưới chân đèo. Đường sắt qua đèo Hải Vân cũng rất nguy hiểm, phải vượt qua hơn 6 hầm đường sắt, với những cung đường ngoằn nghoèo không thể chạy tàu với tốc độ quá cao.

Kể từ tháng 6/2005, hầm Hải Vân được hoàn thành và đưa vào hoạt động, làm cho giao thông giữa Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng trở nên thuận tiên, an toàn hơn rất nhiều vì vậy hầu hết các phương tiện đều lựa chọn phương án đi qua đường hầm. Chính vì vậy ngày nay lượng người qua con đèo này càng ít đi, hầu hết trong số họ là những du khách thích khám phá thiên nhiên và trả nghiệm cảm giác mạnh… Ngày nay do cơ sở vật chất đã thuận tiện cho du lịch vì vậy đèo Hải Vân đã trở thành một cung đường du lịch. Các điểm dừng nghỉ trên đèo đã được xây dựng, tạo điều kiện cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn khi đi vãn cảnh trên đèo.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học