Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 9: Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị
1. Tìm hiểu về tình hình nước ta ở thế kỉ XVI
Câu 1 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).
- Hãy nêu những dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI?
- Hậu quả của việc chia cắt Nam Triều và Bắc Triều là gì?
Trả lời:
* Những dẫn chứng cho thấy nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu từ đầu thế kỉ XVI là:
- Vua quan chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm bắt nhân dân xây thêm cung điện.
- Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để giành quyền lực.
- Đất nước rời vào cảnh loạn lạc, nghèo đói.
* Hậu quả của việc chia cắt Nam Triều và Bắc Triều là:
- Đất nước chia cắt
- Gây ra cuộc nội chiến kéo dài 50 năm
2. Tìm hiểu về sự phân chia Đàng trong - Đàng ngoài
Câu 1 (trang 23 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).
- Hãy kể lại quá trình đất nước bị chia thành Đàng trong và Đàng ngoài.
- Xác định trên lược đồ ranh giới chia cắt Đàng trong và Đàng ngoài?
- Thảo luận và trả lời câu hỏi: Đất nước bị chia cắt dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
* Quá trình đất nước bị chia thành Đàng trong và Đàng ngoài là:
- Sau khi chiến tranh Nam - Bắc triều kết thúc, Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim) tranh giành và thâu tóm quyền lực
- Nguyễn Hoàng (con trai Nguyễn Kim) vào Thuận Hóa, Quảng Nam xây dựng lực lượng chống lại Trịnh Kiểm.
- Trong 50 năm, hai bên họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Cuối cùng, hai bên quyết định lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đất nước (Đàng ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng trong từ sông Gianh trở vào).
* Xác định ranh giới Đàng trong - Đàng ngoài:
* Đất nước bị chia cắt dẫn đến hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt
- Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ xa chồng, con không thấy bố…
- Kìm hãm sự phát triển của đất nước
=> Mọi hậu quả của sự chia cắt đều đổ lên đầu người dân vô tội của cả hai miền.
3. Khám phá quá trình khẩn hoang ở Đàng trong
Câu 1 (trang 24 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN).
- Xác định các địa danh thuộc vùng khai khẩn đát hoang trong thời chúa Nguyễn?
- Các chúa Nguyễn đã có chính sách gì trong quá trình khẩn hoang?
- Kết quả quá trình khẩn hoang là gì?
Trả lời:
* Các địa danh thuộc vùng khai khẩn đất hoang trong thời chúa Nguyễn là:
* Chính sách của nhà Nguyễn trong quá trình khẩn hoang là:
- Chúa Nguyễn cho phép nông dân, quân lính đem gia đình vào Nam khẩn hoang, lập ấp
- Người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ
=> Tạo điều kiện và khuyến khích người dân khai hoang vùng đất Đàng trong
* Kết quả của quá trình khẩn hoang là:
- Nhiều làng, nhiều ấp mới được thành lập
- Từ vùng đất hoang vắng trở thành vùng đất có những xóm làng đông đúc.
- Chúa Nguyễn được làm chủ cả một vùng biển, vùng đảo rộng lớn.
4. Khám phá các thành thị ở Đàng ngoài
Câu 1 (trang 26 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 3. Một góc Thăng Long ở thế kỉ XVII, chúng ta thấy những gì trên bờ và trên mặt sông Cái (sông Hồng ngày nay)? Bức ảnh cho chúng ta cảm nhận như thế nào về Thăng Long thời kì này?
Trả lời:
Quan sát hình 3, em thấy:
Thăng Long ở thế kỉ XVII rất nhộn nhịp và đông đúc, phát triển hơn nhiều so với trước đó.
- Trên bờ, người dân, thương lái tập nập mua bán, trao đổi hàng hóa.
- Dưới mặt sông Cái thuyền bè của các thương lái đi lại nhộn nhịp.
Như vậy, qua bức tranh này, em cảm nhận được sự phát triển và vườn lên của Thăng Long. Đó là một tín hiệu vui cho đất nước.
5. Khám phá thành thị Hội An ở Đàng trong
Câu 2 (trang 26 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Nhìn vào bức tranh " Một góc Hội An ở thế kỉ XVII" chúng ta thấy những gì? Bức tranh cho chúng ta cảm nhận như thế nào về Hội An thời bấy giờ?
Trả lời:
- Nhìn vào bức tranh " Một góc Hội An ở thế kỉ XVII" chúng ta thấy Hội An là một thương cảng lớn với lượng tàu thuyền qua lại buôn bán, trao đổi hàng hóa tấp nập. Không chỉ các thương lái trong nước mà còn có các thương lái từ các nước khác.
- Như vậy, qua bức tranh ta thấy, Hội An là một thành thị đã và đang ngày càng phát triển ở Đàng trong, đây là một thương cảng lớn, hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp và được nhiều thương nhân nước ngoài thường lui tới buôn bán.
Câu 1 (trang 27 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Dựa vào lược đồ trang 25, em hãy mô tả hành trình của đoàn người đi khẩn hoang?
Trả lời:
Hành trình của đoàn người đi khần hoang:
Đầu tiên, họ tiến hành khẩn hoang ở Phú Yên, sau đó từ từ đi đến Khánh Hòa và đi hết các tỉnh Nam Trung Bộ. Tiếp tục, đoàn người tiếp tục khai hoang vào vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
Câu 2 (trang 27 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Dựa vào hiểu biết của em, hãy ghi vào vở những đặc điểm chủ yếu của các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An?
Trả lời:
Những đặc điểm chủ yếu của các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là:
* Thăng Long :
- Thành thị ở Đàng ngoài
- Nay ở thủ đô Hà Nội
- Thăng Long đông dân, nhiều nhà ở san sát, hoạt động buôn bán rất huyên náo nhất là Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Đào...
* Phố Hiến:
- Thành thị ở Đàng ngoài
- Nay thuộc tỉnh Hưng Yên
- Phố Hiến có trên 2000 nóc nhà của cư dân từ nhiều nước đến ở chủ yếu là người Trung Quốc và Nhật Bản, hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập
* Hội An:
- Thành thị ở Đàng trong
- Nay thuộc tỉnh Quảng Nam
- Hội An là thương cảng lớn nhất Đàng trong do nhân dân địa phương và một số nhà buôn Nhật Bản lập nên, đây là hải cảng đẹp nhất và được nhiều thương lái nước ngoài lui tới.
Câu 3 (trang 27 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tỉnh hay thành phố mà em và gia đình em đang sống thuộc Đàng Trong hay Đàng Ngoài? Có phải vùng đất Chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang không? Có phải thuộc thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An không?
Trả lời:
Ví dụ: Em đang ở Hà Nội
- Dưới thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tỉnh hay thành phố mà em và gia đình em đang sống thuộc Đàng Ngoài.
- Đây không phải là vùng đất Chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang.
- Ngày nay, Hà Nội (nơi em đang sinh sống) thuộc thành thị Thăng Long ngày xưa.
Câu 1 (trang 28 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Viết một đoạn văn giới thiệu hoặc vẽ một bức tranh về môt trong ba thành thị thời đó mà em thích nhất?
Trả lời:
Sau khi phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài, các Chúa Trịnh - Nguyễn đã tiến hành xây dựng và phát triển lãnh thổ riêng của mình. Vào thế kỉ XVII, các thành thị Thăng Long, Phố Hiến và Hội An được lập nên nhằm phục vụ hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa. Trong những thành thị ấy, em thích nhất là thành thị Hội An.
Hội An là thành thị thuộc Đàng Trong. Thế kỉ XVII, người dân địa phương cùng một số lái buôn Nhật Bản đã lập nên thành thị này. Sau khi ra đời, Hội An trở thành thương cảng được nhiều thương lái từ nhiều nước khác thường xuyên lui tới trao đổi buôn bán vô cùng nhộn nhịp. Thuyền bè đi lại tấp nập, đông vui trên mặt nước.
Không chỉ là thương cảng có hoạt động buôn bán sôi nổi mà Hội An còn được nhiều thương lái đánh giá là hải cảng đẹp nhất thời bấy giờ.
Vẽ tranh:
Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 6: Nhà Hồ (Từ năm 1400 đến năm 1407)
- Bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
- Bài 8: Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê
- Phiếu kiểm tra 3: Qua các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê
- Bài 10: Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)