Giải các phương trình: a) 7 + 2x = 22 – 3x; b) 8x – 3 = 5x + 12



Bài 3: Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0

Luyện tập trang 13-14 sgk Toán 8 Tập 2

Bài 17 trang 14 SGK Toán 8 Tập 2: Giải các phương trình:

a) 7 + 2x = 22 – 3x;

b) 8x – 3 = 5x + 12;

c) x – 12 + 4x = 25 + 2x – 1;

d) x + 2x + 3x – 19 = 3x + 5;

e) 7 – (2x + 4) = -(x + 4);

f) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x.

Lời giải:

a) 7 + 2x = 22 – 3x

⇔ 2x + 3x = 22 – 7

⇔ 5x = 15

⇔ x = 3.

Vậy phương trình có nghiệm x = 3.

b) 8x – 3 = 5x + 12

⇔ 8x – 5x = 12 + 3

⇔ 3x = 15

⇔ x = 5.

Vậy phương trình có nghiệm x = 5.

c) x – 12 + 4x = 25 + 2x – 1

⇔ x + 4x – 2x = 25 – 1 + 12

⇔ 3x = 36

⇔ x = 12

Vậy phương trình có nghiệm x = 12.

d) x + 2x + 3x – 19 = 3x + 5

⇔ x + 2x + 3x – 3x = 5 + 19

⇔ 3x = 24

⇔ x = 8.

Vậy phương trình có nghiệm x = 8.

e) 7 – (2x + 4) = -(x + 4)

⇔ 7 – 2x – 4 = -x – 4

⇔ 7 – 4 + 4 = -x + 2x

⇔ 7 = x.

Vậy phương trình có nghiệm x = 7.

f) (x – 1) – (2x – 1) = 9 – x

⇔ x – 1 – 2x + 1 = 9 – x

⇔ x – 2x + x = 9 + 1 – 1

⇔ 0x = 9.

Vậy phương trình vô nghiệm.

Kiến thức áp dụng

+ Thông thường để giải các phương trình, ta đưa chúng về các dạng đã biết (đơn giải nhất là dạng ax + b = 0) bằng cách giải bằng cách bỏ dấu ngoặc hoặc quy đồng.

Lưu ý: Khi trước dấu ngoặc là dấu – thì khi bỏ dấu ngoặc ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử.

+ Khi đưa được phương trình về dạng bậc nhất, ta áp dụng các quy tắc chuyển vế, nhân chia với cùng một số khác 0 để giải phương trình.

Tham khảo các bài giải bài tập Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3 khác:


bai-3-phuong-trinh-dua-duoc-ve-dang-ax-b-0.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học